Kiểm soát huyết áp và tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị

Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi các triệu chứng âm thầm nhưng lại gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, tuy nhiên chúng đều gây những tác dụng phụ nhất định cho người sử dụng.

Là một bệnh nhân tăng huyết áp bạn nên tìm hiểu về các loại thuốc đang dùng và tác dụng phụ có thể gặp. Dưới đây là các tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc điều trị tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu (chlorothiazide, hydrochlorothiazide, indapamide, metolazone).

Các thuốc này giúp đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể thuốc lợi tiểu có thể gây ra những tác dụng phụ: đi tiểu nhiều Điều đó có nghĩa bạn cần nhiều thời gian để đi vệ sinh. Nên uống thuốc này vào buổi sáng để tránh đi tiểu đêm nhiều và không nên uống thuốc khi phải đi xe đường dài. Vấn đề cương cứng có thể gặp ở một số nam giới dùng thuốc này. Chuột rút ở chân, yếu hoặc mệt mỏi Một số thuốc lợi tiểu có thể làm giảm nồng độ kali của cơ thể, điều đó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đau chân dữ dội và đột ngột, giống như triệu chứng của bệnh gút tuy nhiên điều này hiếm gặp.

Thuốc chẹn beta (acebutolol, atenolol, bisoprolol, metoprolol, nadolol, nebivolol, propranolol).

Thuốc chẹn beta làm tim đập yếu hơn và chậm hơn. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như: triệu chứng giống hen suyễn Bàn tay và bàn chân lạnh. Trầm cảm rối loạn cương dương Mất ngủ và khó ngủ

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (benazepril, captopril enalapril perindopril, quinapril).

Nhóm thuốc này gây ức chế sự hình thành của một hormon làm co mạch, do đó làm giãn mạch hạ huyết áp Thuốc ức chế men chuyển có thể gây ra những tác dụng phụ: ho khan mạn tính và dai dẳng. Đã có nhiều trường hợp phải uống “oan” rất nhiều kháng sinh thuốc ho vì cứ ngỡ bị ho do viêm họng Ngưng dùng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc hạ huyết áp khác, ho sẽ hết phát ban da và mất hương vị là hai tác dụng phụ khác của thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (candesartan, eprosartan, irbesartan losartan olmesartan...).

Các thuốc này ngăn chặn tác động của một hormon gây co mạch, tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này là gây chóng mặt.

Thuốc chẹn kênh canxi (amlodipine, diltiazem, felodipine, isradipine...).

Thuốc chẹn kênh canxi ngăn cản quá trình canxi xâm nhập vào cơ timtế bào mạch máu từ đó gây giãn mạch, hạ huyết áp Thuốc chẹn canxi có thể gây ra những tác dụng phụ: táo bón chóng mặt đau đầu nhịp tim không đều hoặc rất nhanh (đánh trống ngực), mắt cá chân sưng lên.

Thuốc chẹn alpha (alfuzosin, doxazosin, prazosin, terazosin).

Thuốc làm giảm xung thần kinh đến các mạch máu, cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng không mong muốn: chóng mặt choáng váng mệt mỏi khi đứng lên đột ngột hoặc thức dậy vào buổi sáng (do hạ huyết áp thế đứng), nhịp tim nhanh.

Thuốc chẹn alpha - beta

Những thuốc nhóm này làm giảm xung động thần kinh và cũng làm chậm nhịp tim Bệnh nhân tăng huyết áp nặng thường được chỉ định tiêm tĩnh mạch Bác sĩ cũng có thể kê toa loại thuốc này cho những người có suy tim sung huyết. Thuốc chẹn alpha-beta có thể gây tụt huyết áp khi đứng lên đột ngột hoặc lúc thức dậy vào buổi sáng. Điều này có thể gây chóng mặt, choáng váng hoặc dễ ngã.

Thuốc chủ vận thần kinh trung ương (clonidine, guanfacine, methyldopa).

Nhóm thuốc này kiểm soát các xung động thần kinh, làm mạch máu thư giãn. Thuốc chủ vận thần kinh trung ương có thể gây ra: thiếu máu táo bón chóng mặt, choáng hoặc yếu đuối khi đứng lên đột ngột hoặc thức dậy vào buổi sáng (do hạ huyết áp thế đứng) buồn ngủ khô miệng rối loạn cương dương, sốt.

Thuốc giãn mạch (hydralazine, minoxidil).

Thuốc giãn mạch giúp thư giãn các cơ bắp trong thành mạch, giúp nới rộng mạch máu và cho phép máu lưu thông tốt hơn. Các loại thuốc này có thể gây ra: mọc tóc quá mức, giữ nước đau đầu nhịp tim không đều hoặc rất nhanh (đánh trống ngực) đau và sưng khớp, sưng quanh mắt.

Thuốc ức chế hệ renin (aliskiren).

Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm các chất hóa học gây co mạch. Thuốc này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Tác dụng phụ có thể bao gồm: ho tiêu chảy hoặc đau dạ dày ợ nóng phát ban.

Lời khuyên cho người dùng thuốc

Nếu thuốc huyết áp có tác dụng phụ với bạn, hãy báo với bác sĩ điều trị để được chọn lựa thuốc tốt nhất. Ví dụ, trong một số trường hợp, các tác dụng phụ như mệt mỏi hoặc tiêu chảy của thuốc có thể giảm dần theo thời gian. Trong trường hợp khác, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc thay đổi một loại thuốc điều trị khác.

Một sự kết hợp của các loại thuốc đôi khi hoạt động tốt hơn so với một loại thuốc một mình bởi không chỉ cải thiện kiểm soát tăng huyết áp mà còn làm giảm tác dụng phụ. Không bao giờ ngưng dùng thuốc mà không báo với bác sĩ. Trong một số trường hợp, việc dừng thuốc rất nguy hiểm, có thể gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật