Làm sao để sử dụng kháng sinh đúng cách và an toàn?

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh nhiễm khuẩn, lạm dụng quá mức là nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc kháng sinh.

Khoảng 5.000 người chết vì bệnh nhiễm trùng kháng thuốc mỗi năm ở Anh và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây cho thấy một nửa bác sĩ thừa nhận kê đơn thuốc kháng sinh ngay cả khi biết rằng nó không có hiệu quả. 90% nói rằng nguyên nhân là do áp lực từ các bệnh nhân.

Tiến sĩ Louise Selby đưa ra một số phân tích khi nào thực sự nên dùng kháng sinh và khi nào không cần thiết phải sử dụng.

1. Viêm họng

Đây là một trong những lý do phổ biến hầu hết mọi người đến và yêu cầu được dùng thuốc kháng sinh.

Không cần kháng sinh

Trong hầu hết trường hợp viêm họng là do vi-rút, không phải do vi khuẩn. Kháng sinh làm việc bằng cách giết chết hoặc vô hiệu hóa vi khuẩn. Chúng không có hiệu lực với vi-rút.

Tốt hơn hết, bạn nên giảm bớt sự khó chịu bằng thuốc giảm đau chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Cần kết hợp nghỉ ngơi để giúp hệ thống miễn dịch đánh bại các vi-rút.

Dùng kháng sinh

Khi có sốt cao trên 38,5oC kết hợp với các đốm trắng trên amiđan có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng do vi khuẩn là xuất hiện chảy nước mũi hắt hơi sưng đau hạch cổ... Nếu các triệu chứng kéo dài trên 24-48 giờ có thể dùng kháng sinh như penicillin

2. Viêm xoang

Không cần kháng sinh

Hầu hết viêm xoang là do vi-rút, vì vậy kháng sinh sẽ không có tác dụng. Xông mũi trong một bát nước bốc hơi với 1 chiếc khăn trên đầu có thể giúp làm ẩm và lỏng các dịch tiết, dễ dàng thông mũi. Các thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm cảm giác nghẹt mũi tạm thời.

Dùng kháng sinh

Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau một tuần hoặc những cơn viêm xoang xuất hiện nhiều lần trong năm thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh Khoảng 1/3 người bị viêm xoang sẽ phát triển nhiễm khuẩn thứ phát trong các màng của xoang và đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.

3. Đau mắt

Các chứng viêm đau và nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi vi khuẩn, vi-rút hoặc nấm

Không cần kháng sinh

Khi mắt nhiễm trùng nhẹ, cảm giác khó chịu có thể điều trị với thuốc kháng khuẩn như Brolene Eye Drops và GoldenEye có chứa isetionate propamidine. Thay vì giết chết các vi khuẩn, các thuốc này làm chậm sự tăng trưởng, cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Dùng kháng sinh

Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh là cần thiết.

4. Nhiễm trùng ngực

Không cần kháng sinh

Viêm phế quản thường được gây ra bởi vi-rút. Có thể giảm bớt các triệu chứng với aspirin paracetamol và ibuprofen.

Nếu bị ho khoảng 2 tuần, có thể không cần thuốc kháng sinh Nếu kéo dài hơn 3 tuần, bạn có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát từ một nhiễm trùng ngực để theo dõi các triệu chứng khác như sốt cao và thở khò khè

Dùng kháng sinh

Khi có các triệu chứng như sốt cao hơn 38,5oC khó thở đau đầu ho ra đàm... có thể là triệu chứng của viêm phổi Không giống như viêm phế quản viêm phổi có thể được gây ra bởi vi khuẩn và kháng sinh thường là cần thiết. Nếu ho ra máu hoặc có ho dai dẳng trong hơn 3 tuần, bạn phải gặp bác sĩ.

5. Nhiễm trùng tai

Không cần kháng sinh

Nhiễm trùng tai giữa thường được gây ra bởi một loại vi-rút Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau hoặc sốt.

Dùng kháng sinh

Ở người lớn hoặc trẻ em nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm sốt cao trên 38,5oC và ói mửa, không khỏi trong vòng 2-3 ngày hoặc nếu có mủ chảy ra ở tai, cần phải dùng đến kháng sinh.

6. Nhiễm trùng tiết niệu

Không cần kháng sinh

Các triệu chứng nhẹ bao gồm cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần có thể được giảm bớt bằng cách uống nhiều nước và nước trái cây nam việt quất 250-500 ml hàng ngày.

Nếu nhiễm trùng tiểu tái phát, đôi khi chỉ đơn giản là do không uống đủ nước hoặc sử dụng quá nhiều xà phòng khi vệ sinh vùng kín

Dùng kháng sinh

Nếu bạn bị đau thắt lưng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đã lan đến thận và kháng sinh là cần thiết. Kháng sinh cũng đóng vai trò chính để điều trị viêm bàng quang

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật