Viêm phế quản mạn tính: Phòng tránh bằng cách nào?

Viêm phế quản mạn tính là viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt từ ba tháng trở lên trong một năm và ít nhất là hai năm liền, trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác là giãn phế quản, lao phổi...

Ai dễ bị viêm phế quản mạn tính?

Những người sau đây có nguy cơ cao bị viêm phế quản mạn tính: người hút thuốcthuốc lào với 88% bị viêm phế quản mạn tính Do khói thuốc làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào ở phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu protein co thắt cơ trơn phế quản. Hai là những người nhiễm bụi SO2, NO2, bụi công nghiệp, khí hậu lạnh, ẩm ướt. Ba là người bị nhiễm khuẩn như: vi khuẩn virut, viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là yếu tố thuận lợi để phát triển thành viêm phế quản mạn tính Bốn là các đối tượng: người có cơ địa dị ứng người có nhóm máu A, thiếu hụt kháng thể IgA, người có cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu đều dễ bị viêm phế quản mạn tính.

Nhận dạng bệnh

Viêm phế quản mạn tính có ba thể hay gặp là: viêm phế quản mạn tính đơn thuần, bệnh nhân chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi, có thể điều trị khỏi. Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn với triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

Bệnh hay gặp ở người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá thuốc lào, thường xuyên ho khạc vào buổi sáng. Đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục, mỗi ngày khoảng 200ml, một đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu mùa thu. Nếu là đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, thường xảy ra ở người già yếu, do bội nhiễm Bệnh nhân có sốt, ho, khạc đờmkhó thở có thể tử vong do suy hô hấp và tâm phế mạn.

Đối với người mắc bệnh lâu năm như trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lồng ngực biến dạng hình thùng, hình phễu khó thở rút lõm cơ hô hấp rút lõm khe gian sườn, phần đáy bên của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào, đó là dấu hiệu Hoover, rút lõm hõm ức, khí quản tụt xuống khi hít vào là dấu hiệu Campbell. Khám gõ phổi vang trầm, nghe rì rào phế nang giảm, tiếng thở thanh khí phế quản giảm hay thô ráp, có khi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm. Bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ mạch đảo nghịch, chênh lệch huyết áp tâm thu khi hít vào và thở ra 10mmHg.

Xquang phổi giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh gây ho khạc mạn tính và để chẩn đoán biến chứng. Nếu viêm phế quản mạn tính giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện trên phim Xquang viêm phế quản mạn tính thực thụ thấy: dầy thành phế quản (3-7mm), dấu hiệu hình đường ray, hình nhẫn, mạng lưới mạch máu tăng đậm, tạo hình ảnh phổi  “bẩn”. Hình ảnh của hội chứng khí phế thũng: giãn phổi, tăng sáng, giãn mạng lưới mạch máu ngoại vi, có các bóng khí thũng. Chụp cắt lớp vi tính thấy rõ được các dấu hiệu của hội chứng phế quản nói trên và khí phế thũng Chụp động mạch phế quản có thể thấy giãn động mạch phế quản và cầu nối giữa động mạch phế quản và động mạch phổi. Chụp xạ nhấp nháy (Scintigraphie): dùng senon 133 có thể thấy phân bố khí không đều ở các phế nang. Dùng I131 để thấy sự phân bố máu không đều trong phổi.   

Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: lao phổiho kéo dài Xquang có hình ảnh “phổi bẩn”.  giãn phế quản có ho và khạc đờm dưới 200ml/ngày. Hen phế quản: ung thư phế quản, khí phế thũng. Khó thở nặng, ho sau khó thở, Xquang thấy giãn phổi, tăng sáng.  

Tiến triển và biến chứng: Bệnh tiến triển từ từ rồi nặng dần trong thời gian từ 5 - 20 năm, có nhiều đợt bùng phát dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn suy hô hấp Biến chứng thường gặp là tâm phế mạn, bội nhiễm gây viêm phổi áp-xe phổi, lao phổi...; suy hô hấp cấp và mạn tính.

Chữa trị và phòng bệnh

Viêm phế quản mạn, không có tắc nghẽn, khi có bội nhiễm phế quản: Tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Hoặc dùng kháng sinh mạnh, có hoạt phổ rộng. Thuốc có thể dùng là cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm fluoquinolon, thuốc long đờm… Dùng phương pháp vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, ngày 2 - 3 lần, 15 - 30 phút một lần. Thuốc chống co thắt phế quản như salbutamol dạng xịt hay uống, nhiều đờm xịt atrovent, theophylin…

Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: Điều trị như trên cần dùng thêm thuốc chống viêm corticoid; thở ôxy, thở máy, đặt nội khí quản hút rửa, chống suy tim khi có tâm phế mạn. Ngoài đợt bùng phát cần điều trị dự phòng và hướng dẫn bệnh nhân cách thở  bụng.

Phòng bệnh: Bỏ hút thuốc tránh lạnh, tránh bụi phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng nước súc họng, nhỏ mũi. Nên tiêm vaccin phòng chống bệnh cúm Điều trị triệt để bệnh tai mũi họng Nâng cao thể trạng bằng tập thể dục đều đặn hàng ngày ở nơi thoáng khí; dùng vitamin A, C, E. Ăn uống đầy đủ, tránh các loại thức ăn gây dị ứng     

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật