Bật mí xu hướng mới trong chữa trị và phòng ngừa viêm phế quản

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, khi khỏi không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm virut, vi khuẩn hoặc cả hai loại. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, không ai trong cuộc đời lại không có một vài lần bị viêm phế quản cấp. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần điều trị.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp dựa vào những yếu tố nào?

Trường hợp điển hình của viêm phế quản cấp thường do virut gây ra, bệnh thường bắt đầu với các dấu hiệu của viêm long đường hô hấp trên với hắt hơi sổ mũi và/hoặc viêm mũi họng. Tổn thương viêm lan xuống đường hô hấp dưới biểu hiện trước tiên bằng ho khan ho từng cơn, có trường hợp ho ông ổng, số ít trường hợp có đau rát ngực.

Ở những giai đoạn sau của bệnh, nhiều trường hợp có bội nhiễm thêm vi khuẩn do đó thường có biểu hiện khạc đờm màu xanh, vàng, đục như mủ. Một số ít trường hợp có thể có ho khạc đờm lẫn máu. Khám phổi giai đoạn này có thể nghe thấy có ran ngáy và ran ẩm, gõ không thấy vùng đục. Giai đoạn này kéo dài 4-5 ngày và khoảng 10 ngày thì khỏi hẳn. Ở một số trường hợp, ho khan kéo dài nhiều tuần lễ (tăng tính phản ứng phế quản sau nhiễm khuẩn).

Phim chụp Xquang phổi thường không có giá trị trong chẩn đoán xác định viêm phế quản cấp Chỉ nên chụp Xquang phổi khi bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường: người trên 75 tuổi; mạch trên 100 lần/phút, thở trên 24 lần/phút hoặc nhiệt độ trên 38oC; hay khám phổi thấy ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc. Những trường hợp có nghi ngờ các bệnh khác (mà không phải viêm phế quản cấp) thì cũng cần chỉ định chụp Xquang phổi.

Dấu hiệu nào giúp khẳng định bệnh do vi khuẩn gây ra?

Các dấu hiệu giúp thầy thuốc hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm: Khạc đờm màu đục, vàng hoặc đờm màu xanh; Bạch cầu máu tăng cao; Protein phản ứng C (CRP) tăng cao; Procalcitonin tăng.

Trong tất cả các yếu tố trên, nhìn màu sắc đờm cho đánh giá nhanh và chính xác nhất. Chỉ khi đờm không cho phép xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc thầy thuốc vẫn nghi ngờ căn nguyên nhiễm khuẩn thì mới nên làm thêm các xét nghiệm khác để xác định căn nguyên.

Nguyên nhân viêm phế quản cấp: Căn nguyên gây bệnh có thể do vi khuẩn virut hít phải hơi độc, yếu tố dị ứng Ngoài ra, yếu tố thuận lợi của bệnh là: Thay đổi thời tiết nhiễm lạnh đột ngột; Cơ thể suy mòn còi xương suy dinh dưỡngtrẻ em suy giảm miễn dịch; Ứ đọng phổi do suy tim; các bệnh của phổi như lao phổiung thư phổi; Môi trường sống ẩm thấp, nhiều khói bụi.

Có nên dùng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp?

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp do căn nguyên virut. Ở những trường hợp này, dùng kháng sinh không có tác dụng, do đó, việc chỉ định nhất loạt kháng sinh cho tất cả các trường hợp viêm phế quản cấp là không cần thiết. Chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp viêm phế quản cấp có kèm thêm:

Bệnh nhân có kèm bệnh tim phổi thận gan thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch; Bệnh nhân trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hay bệnh nhân trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2; tiền sử suy tim sung huyết; hiện đang dùng corticoid uống. Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp thường bao gồm: nhóm betalactam, macrolide, quinolon.

Bệnh nhân nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.

Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.

Lời khuyên của thầy thuốc: Để phòng bệnh, cần loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc tránh khói bụi trong - ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh; tiêm vaccin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính suy tim cắt lách, tuổi trên 65. Điều trị các nhiễm khuẩn tai mũi họng răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch

Chú ý: Vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Viêm phế quản cấp cũng thường liên quan nhiều tới tình trạng dùng kháng sinh không phù hợp. Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do virut, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy, có tới 70% số trường hợp viêm phế quản cấp được dùng kháng sinh 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật