Các tác dụng bất lợi của thuốc trị viêm loét dạ dày, có thể bạn chưa biết

Viêm loét dạ dày - tá tràng là chứng bệnh gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Các thuốc kháng histamin H2 như cimetidin, rannitidin được sử dụng nhiều trong điều trị viêm loét dạ dày. Xung quanh việc dùng thuốc này, có rất nhiều điểm cần lưu ý để tránh các tác dụng bất lợi của thuốc.

Tự ý dùng cimetidin có thể gặp tai biến do thuốc

Cimetidin được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, chứng trào ngược dạ dày - thực quảncác bệnh lý tăng tiết acid dịch vị thuốc cản trở việc gắn histamin lên thụ thể H2 do đó ức chế việc tăng tiết acid tại dạ dày nhưng đồng thời thuốc cũng làm giảm việc sản xuất pepsin của dạ dày.

Cimetidin dạng uống được bán như các thuốc thông dụng, không cần đơn. Vì vậy, nhiều người vừa thấy bụng ấm ách hay ợ hơi nóng một chút đã tự ý mua thuốc về dùng, không theo liều lượng cụ thể và không lưu ý đến các tác dụng phụ của thuốc. Việc dùng thuốc bừa bãi không đúng cách và kéo dài có thể gây nguy cơ tai biến.

Trong đợt điều trị viêm loét dạ dày cấp, cimetidin thường sử dụng với liều dùng mỗi ngày 3 lần (vào sau bữa ăn và lúc đi ngủ), mỗi đợt dùng ít nhất là 6 tuần. Trên thị trường, viên thuốc có nhiều hàm lượng khác nhau và khi kê đơn, bác sĩ sẽ ghi rõ liều lượng và thời gian uống cụ thể. Nếu dùng sai hàm lượng, liều lượng hoặc muốn chóng khỏi mà tăng liều hay uống gộp các thuốc trong ngày vào thời điểm không thích hợp sẽ có hại. Cimetidin làm giảm acid của dạ dày nhưng nếu giảm acid quá mức sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa thức ăn. Mặt khác, khi dùng cimetidin ức chế tiết acid song nếu ngừng dùng đột ngột sẽ tái phát sự tăng acid cấp tính (có thể làm chảy máu hay thủng dạ dày).

Cimetidin cũng gây tương tác không tốt với một số thuốc. Khi dùng chung cimetidin làm tăng nồng độ thuốc tiểu đường metformin (gây nguy cơ hạ quá mức đường huyết), làm tăng nồng độ thuốc chống đông máu warfarin (gây nguy cơ chảy máu), làm tăng nồng độ thuốc huyết áp nifedipin (gây nguy cơ tụt quá mức huyết áp). Vì vậy, tránh dùng chung cimetidin với các thuốc này và các thuốc an thần gây ngủ.

Do cimetidin kháng androgen nên trong một số đơn thuốc điều trị bệnh liên quan đến nội tiết bác sĩ có kê cả cimetidin khiến người bệnh không khỏi thắc mắc. Ví dụ như trong đơn điều trị chứng rụng tóc thể hói đầu cimetidin được dùng với vai trò chủ chốt để giảm tiết androgen, do đó giảm rụng tóc Trong trường hợp này, người bệnh yên tâm dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc. Dùng cimetidin liên tục từ 8 tuần trở lên sẽ làm giảm lượng tinh dịch và suy yếu hoạt động tình dục của nam giới.

Người cao tuổi, người suy gan thận khi sử dụng cimetidin sẽ bị giảm chuyển hóa, làm tăng lượng cimetidin trong huyết tương nên dễ gây ra lú lẫn kích động, hoang tưởng. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ mất đi khi ngừng thuốc. Chính vì vậy, tuyệt đối không để người cao tuổi tự ý dùng cimetidin khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Thuốc rannitidin dễ gây chậm nhịp tim

Ranitidin cũng là thuốc đối kháng thụ thể histamin H2, được chỉ định dùng trong điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison, điều trị bệnh hồi lưu thực quản dạ dày Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: phòng chảy máu dạ dày - ruột vì loét do stress ở người bệnh nặng.

Một số bệnh nhân được điều trị với thuốc Ranitidin gặp tình trạng nhức đầu nổi ban chóng mặt táo bón tiêu chảybuồn nôn Vì vậy, không ít trường hợp đã tự ý bỏ thuốc giữa chừng vì gặp các tác dụng phụ này. Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn cimetidin nhiều lần, vì vậy, khi bệnh nhân tự ý ngưng thuốc cũng nên đề phòng tình trạng tăng tiết acid ở dạ dày tái phát.

Với bệnh nhân suy thận suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có dùng thuốc ranitidin thì nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn cao hơn. Đặc biệt, người bệnh điều trị với ranitidin có mắc kèm bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim Đây là điều mà người bệnh tim mạch cần đặc biệt lưu ý, nhất là ở người bệnh có những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim Viên rannitidin sủi bọt tan trong nước có chứa natri dễ làm quá tải natri nên cần chú ý ở người bệnh tăng huyết áp suy tim suy thận

Lưu ý: Khi điều trị với các kháng thuốc histamin H2 (trong đó có cả cimetidin và ranitidin) có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó, khi có loét dạ dày, cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng hai loại thuốc này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật