Các thuốc làm trầm trọng hơn bệnh hen, có thể bạn chưa biết

Trong quá trình điều trị và kiểm soát bệnh hen phế quản, một vấn đề được cả bác sĩ và người bệnh hết sức quan tâm là không để cơn hen khởi phát. Để làm được điều này, ngoài việc sử dụng đúng, đủ liều thuốc kiểm soát hen, người bệnh còn cần phải biết về những bệnh hay những thuốc chữa bệnh mắc phải có thể ảnh hưởng tới bệnh hen.

Kết hợp thuốc không hợp lý gây hen nặng

Chị Nguyễn Thị T. mắc bệnh hen đã nhiều năm và đang được kiểm soát tốt nên chị có cuộc sống bình thường như những người khác. Tuy nhiên gần đây, chị thấy mình bị giảm cân nhiều trong thời gian ngắn mặc dù chị vẫn ăn uống bình thường, có khi còn cảm thấy ngon miệng và nhịp tim nhanh. Chị đi khám thì được bác sĩ cho biết chị bị

mắc bệnh cường giáp trạng và cho thuốc điều trị, trong đó có thuốc chẹn giao cảm. Về nhà, chị dùng thuốc thì bị lên cơn hen nặng phải vào viện cấp cứu. Qua quá trình điều trị, các bác sĩ phát hiện ra rằng, khi điều trị cường giáp trạng, chị đã không nói với bác sĩ điều trị mình bị hen nên bác sĩ đã kê cho chị thuốc chẹn giao cảm beta không chọn lọc và đã xảy ra tình trạng trên. Theo ThS.BS. Vũ Văn Thành - Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương, trong trường hợp của chị T. chỉ cần cho bác sĩ biết đang điều trị hen thì sẽ có thuốc khác điều trị, chẳng hạn thay thế thuốc chẹn beta bằng thuốc làm chậm nhịp tim và sẽ tránh được sự nguy hiểm khi cơn hen khởi phát nặng.

Ảnh hưởng của thuốc điều trị lên bệnh hen

Theo ThS.BS. Vũ Văn Thành, có một số loại thuốc điều trị bệnh lý khác nhưng lại làm trầm trọng hơn bệnh hen, cụ thể:

Thuốc chữa tim mạch, huyết áp: Thuốc ức chế thụ thể beta giao cảm thường được sử dụng điều trị các bệnhtim mạch như tăng huyết áp bệnh mạch vành rối loạn nhịp tim Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể beta ở thành mạch làm giảm trương lực mạch máu thành cơ tim do đó làm giãn mạch, làm hạ huyết áp tăng tưới máu cơ tim nhưng đồng thời thuốc ức chế thụ thể beta 2 ở phế quản gây co thắt phế quản, thúc đẩy kích phát cơn hen đưa đến hậu quả nguy hiểm. Mặc dù các thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm chọn lọc trên tim (bisoprolol, metoprolol, carvedilol...) không chống chỉ định trong hen, nhưng vẫn có thể gây co thắt phế quản ở một số người, do đó nếu phải sử dụng khi có bệnh tim mạch đi kèm, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Ngoài ra, thuốc ức chế men chuyển chữa tăng huyết áp có thể gây ho khan kéo dài (như các thuốc captopril (lopril) enalapril (renitec), lisinopril (zestril), perindopril (coversyl), quinapril (accupril)...) làm đánh giá không đúng mức độ kiểm soát hen và bản thân ho cũng có thể làm khởi phát cơn hen hoặc đôi khi chẩn đoán nhầm với hen dạng ho. Vì thế, thuốc ức chế men chuyển không được xem như thuốc chọn lựa hàng đầu cho bệnh nhân hen. Nếu cần thiết phải dùng nên theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc chữa bệnh mạch vành: Ngoài thuốc điều trị chủ yếu như thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên tim một trong những loại thuốc điều trị bệnh mạch vành là sử dụng thuốc chống đông aspirin Đây là thuốc thường được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông ở liều thấp lâu dài để ngăn chặn cơn đau timđột quỵ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây co thắt phế quản và làm khởi phát các cơn hen nặng. Ngoài ra, thuốc có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hen cho một số người không có bệnh hen trước đó nhưng lại có triệu chứng của hen sau khi dùng thuốc Thông thường, các cơn hen cấp thường xuất hiện khoảng một giờ sau uống thuốc sau đó xuất hiện chảy nước mũi đỏ mắt và nổi ban đỏ ở đầu và cổ. Do đó, khi điều trị, bác sĩ cần cân nhắc sử dụng nhóm thuốc khác điều trị bệnh, tránh làm khởi phát hay để bệnh hen nặng lên.

Thuốc chữa viêm mũi xoang: Đối với người bệnh mắc viêm mũi xoang mạn tính có cơ địa dị ứng là một yếu tố thúc đẩy cơn hen xảy ra nhiều hơn, dễ đưa tới các cơn hen nguy kịch với tình trạng khó thở nặng, cơn kéo dài, khó cắt cơn trong điều trị. Bên cạnh đó, trong các đợt cấp của bệnh, người bệnh thường được chỉ định dùng kháng sinh Trong khi đó, người bệnh hen thường dị ứng kháng sinh nên bác sĩ thường chọn loại ít gây dị ứng như nhóm macrolid (azithromycin, clazithromycin...).

Ngoài những thuốc điều trị một số bệnh nói trên làm bệnh hen nặng hơn, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng là một bệnh lý thường đi kèm với hen và làm tăng mức độ nặng của bệnh, làm cho bệnh hen trở nên khó kiểm soát hơn. ThS.BS. Vũ Văn Thành cho biết, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do dịch vị trào ngược qua dạ dày

thực quản và có thể vào phổi. Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần gây kích thích ở phổi và làm cho phổi trở nên nhạy cảm với dịch vị hơn cả bụi khói, phấn hoa... vốn được xem là yếu tố kích phát cơn hen. Thứ hai là do dịch vị trào ngược làm kích phát phản xạ thần kinh bảo vệ làm co thắt đường thở để ngăn không cho dịch vị vào phổi, sự co thắt cuống phổi làm khởi phát cơn hen. Một nghiên cứu gần đây ở Trường đại học Duke phát hiện ra rằng, việc hít dịch vị vào phổi có thể làm biến đổi hệ miễn dịch và gây ra bệnh hen. Ở những bệnh nhân này cần được điều trị bằng các thuốc giảm tiết dịch dạ dày như thuốc ức chế bơm proton H+, may mắn là thuốc này lại không ảnh hưởng đến bệnh hen, do vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng của mình để được điều trị hai bệnh cùng lúc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật