Đi tìm 'sát thủ' khiến 30% người Việt Nam bị ung thư

Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cứ 3 người bị ung thư thì 1 người là do khói thuốc lá.

1. Những con số đáng sợ về thực trạng ung thư do thuốc lá ở Việt Nam

Trong hội thảo 'Phối hợp đa ngành trong phòng chống ung thư Quốc gia' PGS. TS Trần Văn Thuấn - Viện Trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia, Phó Giám đốc bệnh viện K cho biết, hiện nay tỷ lệ mắc ung thư gia tăng ở cả thế giới và Việt Nam.

Trong đó, 30% ca ung thư là do thuốc lá 30% ca ung thư do ăn thực phẩm có chứa chất bảo quản 5 - 10% các ca ung thư liên quan đến yếu tố di truyền. Các nguyên nhân khác gây nên bệnh ung thư là các loại vi-rút thuốc trừ sâu môi trường làm việc độc hại...

Cũng theo PGS. TS Trần Văn Thuấn, tại 3 cơ sở của bệnh viện K hàng ngày có khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân nội trú và ngoại trú, trong đó tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư do thuốc lá gây ra chiếm tới trên 30%. Bệnh nhân ung thư phổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số đó.

Việt Nam hiện nay có 15 triệu người trưởng thành hút thuốc lá. Những con số này đã đưa Việt Nam thành một trong những nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới với hơn 47% nam giới trưởng thành - theo thống kê của WHO.

Như vậy, mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có hơn 100 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, mỗi năm ước tính có khoảng 40.000 người chết cùng 1 nguyên nhân trên.

Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, cứ 3 người bị ung thư thì 1 người là do khói thuốc lá. Dự đoán đến năm 2030 sẽ có 2 tỷ người hút thuốctử vong lên đến 8,3 triệu người.

2. Thuốc lá - xưởng mini chế tạo chất gây ung thư mạnh nhất

GS Nguyễn Chấn Hùng gọi thuốc lá là 'xưởng mini' chế tạo chất sinh ung mạnh nhất bởi mỗi điếu thuốc sản sinh ra 60 carcinôgen - chất sinh ung. Các carcinôgen thôi thúc từ từ đột biến gen của các tế bào lót đường hô hấp Ngoài ra, thuốc lá còn chứa nicotin khiến người hút có cảm giác ngây ngất. Những đầu lọc thuốc lá tưởng có lợi nhưng thực ra chỉ lọc bớt nhựa khói nhẹ hơn, đưa carcinôgen vào sâu hơn trong phổi.

Thuốc đời mới chứa nhiều nitrat tạo nhiều carcinôgen sính ứng mạnh hơn.

Những người hút thuốc lá nhiều có nguy cơ bị ung thư phổi ung thư thanh quản ung thư bàng quang ung thư khoang miệng thậm chí ung thư vú ở nữ giới cũng là do bị ảnh hưởng bởi thuốc lá.

Ngoài ra, thuốc lá còn là nguyên nhân gây các bệnh khác như tim mạch và tăng nguy cơ vô sinh…

3. Phụ nữ, trẻ em - nạn nhân của hút thuốc lá thụ động

Trong số 15 triệu người hút thuốc lá ở Việt Nam đã kéo theo 2/3 phụ nữtrẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và trên 8 triệu người Việt Nam hít phải khói thuốc tại nơi làm việc, 47 triệu người tiếp xúc thụ động với khói thuốc... Đó là những 'nạn nhân bất đắc dĩ' của người hút thuốc lá nhưng lại là những người gánh chịu hậu quả rất nặng nề.

Theo các nhà khoa học, khói thuốc lá chia thành 3 dòng gồm có dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường.

- Dòng khói chính (MS): Là dòng khói đi qua gốc của điều thuốc và được người hút thuốc hít vào.

- Dòng khói phụ (SS): Là dòng khói từ đầu điếu thuốc chảy tỏa vào không khí, không bao gồm phần khói thuốc do người hút thuốc thở ra. Phần khói này chiếm 80% lượng khói của một điếu thuốc.

- Khói thuốc môi trường (ETS): Là hỗn hợp của dòng khói phụ và dòng khói chính cộng với các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá. Dòng khói môi trường này bao gồm 3.800 loại hóa chất

Một điều không phải ai cũng biết là dòng khói phụ (SS) lại có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn dòng khói chính (MS). Nguyên nhân của điều này là do dòng khói phụ bị tạp nhiễm nhiều hơn dòng khói chính.

Các sản phẩm độc hại như nicotine ở dòng khói chính chủ yếu tồn tại ở dạng hạt rắn, trong khi đó lại tồn tại ở dạng khí trong khói thuốc môi trường, vì thế nó dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể người hơn.

Kích thước của hạt phân tử ở những loại khói thuốc khác nhau cũng khác nhau. Trong dòng khói chính, kích thước của phân tử rắn dao động trong khoảng 0.1 - 1 micromet.

Trong dòng khói phụ chỉ số này là 0.01 - 1 micromet. Khi dòng khói phụ bị pha loãng kích thước này còn nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi.

Theo như logic này thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính và người hút thuốc thụ động chính là người hít phải dòng khói độc hại này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật