Đừng để trẻ kém phát triển vì bệnh đường hô hấp tái phát bạn nhé

Bệnh đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi với tần suất khoảng 4- 6 lần trong năm. Trẻ có sức đề kháng kém có thể mắc 8-12 lần mỗi năm, thậm chí lần sau tái phát cách lần trước chỉ 1-2 tuần. Việc thường xuyên mắc bệnh hô hấp có là vòng luẩn quẩn làm bé suy giảm sức khỏe, kém phát triển về thể chất lâu dài và dễ bị các biến chứng bệnh nặng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản phổi …

Nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp tái phát

Nguyên nhân từ cơ thể trẻ: Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhỏ dễ bị viêm đường hô hấp tái phát.

So với người lớn, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Mặc dù trẻ sơ sinh nhận được các kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ nhưng lượng kháng thể này sẽ giảm đi nhanh chóng khi trẻ qua 6 tháng hoặc bắt đầu ăn dặm Trẻ nhỏ có lượng tế bào miễn dịch, kháng thể dịch thể thấp hơn người lớn, khả năng hoạt động cũng kém hơn, chưa quen và chưa đủ khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đa số trẻ đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng trẻ có cơ địa dị ứng là những trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh hô hấp tái phát và bệnh hô hấp nặng như viêm tiểu phế quản viêm phổi cấp …

Nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài: Thời tiết vào đông tạo điều kiện cho siêu vi trùng phát triển mạnh trong khi cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh Bên cạnh đó. môi trường ô nhiễm do bụi bẩn hóa chất khói thuốc lá khí thải công nghiệp, mật độ giao thông dày đặc làm cho hệ hô hấp của cả người lớn và trẻ em đều “quá tải” để thải lọc theo cơ chế cơ học thông thường.

Điều trị và ngăn chặn bệnh đường hô hấp tái phát

Những trường hợp bệnh đường hô hấp nhẹ như viêm mũi họng viêm phế quản không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Cần tiếp tục cho trẻ bú nếu trẻ vẫn đang bú mẹ và ăn uống đầy đủ. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2 - 3 giọt nước muối sinh lý sau đó hút mũi cho trẻ. Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này.

Nếu có các dấu hiệu nguy hiểm như trẻ sốt cao ho không giảm khó thở nhịp thở nhanh trẻ mệt nhiều cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý chọn loại kháng sinh  hoặc sử dụng kháng sinh không tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc cho trẻ. Việc làm này góp phần tạo ra thêm nhiều vi khuẩn kháng thuốc và khiến cho việc điều trị những bệnh nguy hiểm như viêm phối khó khăn, kém hiệu quả. Tiêm chủng đầy đủ, chăm sóc dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ là những việc cha mẹ có thể làm để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ bền vững nhất.

Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, giảm tái phát bệnh đường hô hấp:

Đây là biện pháp chăm sóc sức khỏe thường xuyên để tăng cường sức chống chọi với các loại bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp cho trẻ. Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” là cách tác động lên hệ miễn dịch tế bào và kháng thể miễn dịch của trẻ, giúp hệ miễn dịch non yếu của trẻ tăng cường hoạt động hiệu quả hơn. Một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch “trực tiếp” hiệu quả và an toàn cho trẻ được biết đến hiện nay là nhóm chất Betaglucan.

Trong nhóm Betaglucan này, chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan được xem là chất có hoạt lực tăng cường miễn dịch mạnh nhất. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan kích thích miễn dịch của cơ thể trẻ thông qua hệ miễn dịch đường ruột, làm tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu và kháng thể để chống chọi với tác nhân gây bệnh. Chất này được khoa học chứng minh làm giảm đáng kể tần sất viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ và nhanh nhóng phục hồi sức khỏe của trẻ đang ốm. Cha mẹ có thể bổ sung chất tăng sức đề kháng này cho trẻ trong thời điểm trẻ bị bệnh để trẻ nhanh hồi phục và giảm tái phát lần sau.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật