Nguyên nhân hạ đường huyết là gì? Những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn năng lượng chính của cơ thể hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết ở cả những người không bị tiểu đường Vậy nguyên nhân hạ đường huyết là gì? Cũng như sốt, hạ đường huyết không phải là bệnh, nó chỉ là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân hạ đường huyết là gì?

- Thuốc: Vô tình uống nhầm thuốc trị tiểu đường của người khác là một nguyên nhân có thể gây hạ đường huyết Các loại thuốc khác cũng có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở trẻ em hoặc ở những người bị suy thận Ví dụ thuốc quinin dùng trong điều trị bệnh sốt rét



- Uống rượu quá nhiều: Uống nhiều mà không ăn có thể ngăn cản gan giải phóng glucose được lưu trữ vào máu gây hạ đường huyết.

Nguyên nhân hạ đường huyết là gì? Có thể do uống nhiều rượu

Nguyên nhân hạ đường huyết là gì? Có thể do uống nhiều rượu

- Một số bệnh nghiêm trọng: Bệnh lý của gan chẳng hạn như viêm gan nặng, có thể gây hạ đường huyết. Các rối loạn ở thận, cơ quan bài tiết các loại thuốc khỏi cơ thể, có thể ảnh hưởng đến mức đường trong máu do sự tích tụ của những loại thuốc này. Nhịn đói quá lâu, vấn đề thường xảy ra ở người bị rối loạn ăn uống như chán ăn do suy nhược tâm thần, có thể làm thiếu các chất mà cơ thể cần trong quá trình sản xuất đường (gluconeogenesis) và gây hạ đường huyết.

- Dư thừa insulin: Nhiều người quan tâm nguyên nhân hạ đường huyết là gì? Một khối u tụy (insulinoma) có thể tiết ra insulin quá mức, dẫn đến hạ đường huyết. Các khối u loại khác có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều chất có tác dụng tương tự như insulin Mặt khác, một số khối u có thể sử dụng quá nhiều đường cho sự phát triển của chúng. Sự tăng lớn của các tế bào beta tuyến tụy chuyên sản xuất insulin (nesidioblastosis) cũng có thể dẫn đến việc tiết xuất insulin quá mức, gây hạ đường huyết. Những người trải qua phẫu thuật dạ dày có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn.

- Suy nội tiết Một số rối loạn ở tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt một số hormone quan trọng trong việc điều tiết sản xuất glucose Trẻ em có những rối loạn này dễ bị hạ đường huyết hơn là người lớn.

- Nguyên nhân hạ đường huyết là gì? Liệu tập thể dục nhiều hơn bình thường có thể làm giảm đường huyết trong tới 24 tiếng sau tăng hoạt động thể chất? Để ngăn chặn cơn hạ đường huyết, bạn có thể cần kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục, và sử dụng thông tin đó để điều chỉnh thuốc và lượng thức ăn thích hợp.

Tập thể dục quá sức có thể dẫn tới hạ đường huyết

Tập thể dục quá sức có thể dẫn tới hạ đường huyết

Ví dụ, bạn có thể ăn nhẹ trước khi vận động cơ thể hoặc giảm liều insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ để giữ đường huyết không bị tụt xuống quá thấp.

- Ngoài ra, chứng chán ăn, một rối loạn ăn uống biểu hiện bởi việc nhịn đói kéo dài - làm cạn kiệt nguồn lực của cơ thể. Một số rối loạn liên quan đến tuyến thượng thận hoặc tuyến yên có thể khiến cơ thể thiếu những hoóc-môn cần thiết để điều chỉnh glucose.

Biến chứng của hạ đường huyết

Nếu bạn quan tâm nguyên nhân hạ đường huyết là gì thì đừng bỏ qua các triệu chứng của hạ đường huyết Đó là bởi vì bộ não cần glucose để hoạt động đúng. Bạn nên nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết sớm vì hạ đường huyết không được điều trị có thể dẫn đến:

- Động kinh

- Mất ý thức

- Tử vong, chủ yếu ở những người có bệnh tiểu đường

- Mặt khác, nếu bạn bị bệnh tiểu đường hãy cẩn thận không điều trị hạ đường huyết bằng cách hấp thụ đường quá nhiều. Nếu làm thế, bạn có thể làm lượng đường trong máu tăng quá cao. Điều này cũng có thể gây nguy hiểm và có thể tổn thương hệ thần kinh các mạch máu và nhiều cơ quan khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật