Táo bón ở trẻ nhỏ, những điều các bà mẹ cần phải biết

Táo bón là một trong những vấn đề hết sức thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị táo bón khi không đi tiêu từ 3 ngày trở lên và phân cứng hơn, to hơn. Trẻ cảm thấy khó chịu và đau ở hậu môn mỗi khi đi tiêu.

Vì sao nên nổi?

Thực ra thì cũng chẳng đến nỗi cấp cứu, tuy nhiên nếu xảy ra ở trẻ em thì “cha mẹ đứng ngồi không yên” và thật là cả nhà cùng khổ!

Táo bón là một trong những vấn đề hết sức thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị táo bón khi không đi tiêu từ 3 ngày trở lên và phân cứng hơn, to hơn. Trẻ cảm thấy khó chịu và đau ở hậu môn mỗi khi đi tiêu.

Tuy nhiên, một số trẻ có thể đi tiêu thưa hơn, đôi khi 1-2 lần mỗi tuần; nhưng nếu phân mềm và trẻ tự đi mà không cần giúp đỡ gì thì vẫn là bình thường.

Hậu quả và biến chứng

Ở trẻ táo bón thường xảy ra một vòng luẩn quẩn: khi trẻ bón, phân to, cứng thường làm trẻ rất đau ở hậu môn, đôi khi gây nứt hậu mônchảy máu mỗi khi đi tiêu. Điều này làm trẻ sợ đi tiêu và cố nhịn đi tiêu đến khi còn có thể nhịn được. Trẻ bị táo bón đôi khi có những hành động rất đặc trưng: nhảy cò cò, ngồi xổm hay đứng bắt chéo 2 chân lại để cố nhịn đi tiêu. Phân ứ lại trong ruột già càng lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn. Và trẻ lại càng táo bón…

Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh: trẻ trở nên cáu kỉnh mệt mỏi biếng ăn bồn chồn, mất tập trung. Vi trùng tích tụ lại sinh ra những độc tố vào máu gây nhiễm độc thần kinh, làm trẻ dễ nhiễm khuẩn hơn. Phân ứ đọng ở trực tràng làm cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày dễ gây trĩ sa trực tràng nứt hậu môn

Nguyên nhân

Trẻ bú mẹ ít khi bị táo bónsữa mẹ dễ tiêu hóa Đại tràng của trẻ bú sữa mẹ chứa nhiều chủng vi khuẩn có lợi phân cắt những protein khó tiêu hóa, nên phân mềm hơn và do đó ruột hoạt động dễ dàng hơn. Mặt khác, sữa mẹ cũng thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trẻ bú sữa bột thường bị táo bón hơn. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm tính chất phân và số lần đi tiêu sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ.

Có 2 nhóm nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Thường gặp nhất là:

Táo bón chức năng:

- Do chế độ ăn uống: quá nhiều bột và đường, sữa bột, ít rau quả, ít nước, ăn số lượng quá ít...

- Do tâm lý: sau một biến cố tâm lý, hay nứt hậu môn làm trẻ sợ đi tiêu (ngay cả khi vết nứt đã lành).

Táo bón bệnh lý (ít gặp hơn):

- Do bệnh lý đại tràng

- Do bệnh lý thần kinh cơ (bại não, dị tật cột sống…).

- Do rối loạn chuyển hóa (suy giáp - bệnh này hiện nay được tầm soát ở trẻ sơ sinh tại các trung tâm sản khoa lớn).

- Do tác dụng phụ của một số thuốc sử dụng cho trẻ (hay cho mẹ khi trẻ bú mẹ).

Điều trị

Trong những trường hợp táo bón chức năng, cần kết hợp điều trị nguyên nhân với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tâm lý. Nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau quả, uống đủ nước. Cần bớt các chất bột, đường, gạo, sô-cô-la củ cải đỏ… Tạo thói quen đi tiêu đều đặn thật sự quan trọng: tập cho trẻ ngồi bô 5 - 10 phút vào những thời điểm cố định và thuận tiện mỗi ngày. Khi trẻ đã có phân mềm trở lại, hãy tiếp tục duy trì chế độ điều trị trong nhiều ngày tiếp theo nhằm giữ phân thật mềm, để trẻ quên hẳn ấn tượng đau đớn mỗi khi đi tiêu và có thói quen đi tiêu mỗi ngày. Một chiếc bô sạch sẽ, màu sắc vui tươi, nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ thích thú khi ngồi lên!

Khi trẻ táo bón mà có kèm chậm lớn, sụt cân, ói chướng bụng hay có những vết nứt dai dẳng ở hậu môn, hãy nghĩ đến táo bón bệnh lý và mang trẻ đi khám ở trung tâm y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật