Bạn có đang nuôi ổ giun sán trong bụng con bạn bằng những thực phẩm này?

Câu chuyện nuôi ổ giun sán trong bụng con của một bà mẹ trẻ do những thói quen ăn uống ở trên các diễn đàn mẹ và bé làm nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ cũng phải đau đáu lo lắng liệu mình có đang mắc bệnh giun sán do những thực phẩm ăn hàng ngày không?

Câu chuyện như sau

"Huhu, vì chiều con, vô tình em đã nuôi 1 ổ sán trong người con. Khủng khiếp quá các mẹ ạ!

Con em 5 tuổi dạo gần đây bé hay bứt rứt khó chịu nhất là đau vùng rốn rối loạn tiêu hóa sụt cân và hay bảo đau đầu chóng mặt Lo lắng không biết con bị bệnh gì mà lúc nào người cũng thiếu sức sống em mang con đi khám bác sĩ, trời ơi tá hỏa con bị nhiễm sán dây lợn các mẹ ạ.

Giải thích cho việc con em hay đau đầu chóng mặt sút cân bác bảo do giun sán khi thức ăn vào hút sạch chất dinh dưỡng nên gây ra hiện tượng này. Để lâu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới nặng hơn sán có thể gây tắc ruột nữa.

Rồi bác kể chuyện, năm ngoái ở Quảng Nam có em bé mới 3 tuổi thôi bị nhiễm giun sán nhiều đến mức tắc ruột phải mổ cấp cứu. Siêu âm, chụp phim và tiến hành xét nghiệm đã phát hiện bé bị tắc ruột do nhiễm quá nhiều giun phải phẫu thuật để gắp ra. Ca phẩu thuật kéo dài suốt 3 giờ liền, bắt ra được hơn 300 con giun. Kinh không các mẹ!

Trở lại chuyện nhiễm sán lợn của con em, là con do rất thích ăn nem chua nên em cũng hay chiều con, thường xuyên mua về cho bé ăn

không ngờ đó là mầm mống gây bệnh cho con. Theo bác sĩ, nem tuy rất ngon và dễ ăn nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người ăn, đặc biệt trẻ con.

Nem được làm từ thính, thịt tươi trong quá trình chế biến món này rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ, nơi sản xuất, nguồn nguyên liệu…. Chưa kể món này được làm chín bằng phương pháp lên men tự nhiên do đó không thể tiêu diệt được các vi khuẩn virus gây bệnh và các ký sinh trùng đường ruột là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa nhiễm giun sán."


Câu chuyện trên đây để cảnh tỉnh chúng ta về cách chăm con chưa được tốt trong việc lực chọn thức phẩm cho con ăn dẫn đến tình trạng nhiễm giun sán từ thực phẩm Để có cách chăm sóc con tốt tránh các bện về gin sán các mẹ cần nắm rõ được những kiến thức cơ bản sau:

1. Bệnh giun sán ở trẻ em

Nhiễm giun sán thường không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị bệnh giun sán ở trẻ em kịp thười sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu máu thiếu sắt
Ai cũng có thể bị nhiễm giun sán nếu chăm sóc sức khỏe giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh giun sán nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ.

Bệnh giun sán thường gặp nhất ở đối tượng trẻ emBệnh giun sán thường gặp nhất ở đối tượng trẻ em

Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng ăn không ngon miệng, ngủ không ngon biếng ăn rối loạn tiêu hóa phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun... Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động...

Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răngđái dầm Giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật và đi vào mạch máu qua gan phổi... Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò mệt mỏi có thể lầm với viêm phổi do nguyên nhân khác.

Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng.

2. Thực phẩm dễ nhiễm giun sán

Thực phẩm dễ nhiễm giun sán ở trẻ em nhất là các loại rau thủy sinh: Rau muống rau cần nước rau nhút…  những thực phẩm này bị sán lá gan lớn xâm nhập và thường xâm nhập và làm tổ trong gan

 

Các loại rau thủy sinh là thực phẩm dễ nhiễm giun sánCách loại rau thủy sinh là thực phẩm dễ nhiễm giun sán nhất

Các loại hải sản là thủ phạm thứ 2 trong các loại thực phẩm dễ nhiễm giun sán: gỏi cá ăn cá sống, cua sống… Khi ăn những thực phẩm này có nguy cơ bị sán lá gan nhỏ xâm nhập. Đay là loại sán này thường xâm nhập và làm tổ trong gan.

Hải sản có nguy cơ nhiễm giun sán nếu không được chế biến cẩn thânhHải sản là thực phẩm dễ nhiễm giun sán nếu không được chế biến cẩn thận

Các loại thực phẩm tái: thịt lợn bò tái, nem chua, thính… những thực phẩm này có nguy cơ nhiễm sán lải bò, sán lợn . Ấu trùng sán lợn, sán gạo thường ký sinh trùng dưới da, trong ống thần kinh, não.


3. Phòng bệnh giun sán như thế nào?

- Phòng bệnh giun sán ở trẻ em bằng cách luôn giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ. Mẹ không được quên nguyên tắc rửa tay trước khi ăn, cả cho mình lẫn bé con.
-Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn chưa nấu chín, nước chưa đun sôi. Với trái cây, rau củ có thể ăn sống, mẹ nên ngâm nước muối nhiều lần và nên gọt vỏ sạch là nhưng quy định hàng đầu để có thể phòng bệnh giun sán ở trẻ em
-Cắt móng tay móng chân thường xuyên cho bé. Hạn chế cho bé đi chân đất ra ngoài để phòng tránh bệnh giun sán cho bé
-Không để bé trườn, lăn, lê, bò toài dưới nền nhà không lau chùi sạch sẽ.
-Quần áo của trẻ nên được giặt sạch, phơi khô.
-Trẻ 2 tuổi trở lên nên uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần phòng tránh bệnh giun sán ở trẻ em. 

 Những chia sẻ trên đây mong rằng sẽ có ích để các mẹ tham khảo và loại trừ những thực phẩm dễ nhiễm giun sán cho con em mình và có các phòng ngừa an toàn nhé. Chúc các bé mạnh khỏe

 

 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật