Cách chăm sóc khi trẻ mắc một số bệnh thường gặp mùa đông

Năm nay thời tiết có nhiều biến chuyển thất thường, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu dễ mắc phải nhiều loại bệnh trong mùa đông.

Thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện đang tăng vọt các bệnh bé hay mắc phải nhất là bệnh hô hấp cấp bệnh đường tiêu hóa và các loại bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, sởi, bệnh tay chân miệng…

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Đây là căn bệnh phổ biến nhất và được coi là nguy hiểm đối với các bé.

Khi bé có những biểu hiện đầu tiên của bệnh như ho sổ mũi sốt… các mẹ phải theo dõi bé liên tục. Bệnh diễn biến nhanh nên mẹ phải vô cùng chú ý và đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. Việc các mẹ cần làm là giữ ấm cho bé và đưa bé đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh để xác định mức độ bệnh lý và phác đồ điều trị.

Trong thời gian này, ngoài việc cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của y bác sĩ, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bé sao cho phù hợp.

- Cho bé ăn hoặc bú như bình thường:

Bé ốm, mệt dẫn đến tâm lý chán ăn lười ăn, vì vậy mẹ cần chia nhỏ bữa ăn và tăng các cữ bú cho bé để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu

Trẻ nhỏ rất dễ bị ốm trong mùa đông

Trẻ nhỏ rất dễ bị ốm trong mùa đông

- Uống đủ nước:

Nước làm quá trình đào thải của cơ thể bé diễn ra nhanh hơn, tăng sức đề kháng đồng thời bù lại lượng nước bé bị mất lúc ốm, sốt…

- Chữa ho:

Mẹ có thể làm dịu và đẩy lùi cơn ho của bé bằng các bài thuốc dân gian hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Vệ sinh mũi cho bé:

Các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý làm sạch mũi để bé dễ thở hơn.

Khi có triệu chứng bệnh nặng thêm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Bệnh về đường tiêu hóa

Bệnh về đường tiêu hóa bé hay gặp phải nhất là tiêu chảy Bệnh bùng phát mạnh vào dịp đông xuân, khi thời tiết lạnh và độ ẩm không khí cao, thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn vi-rút gây bệnh. Ngoài ra còn do chế độ ăn của bé chưa hợp lý, thức ăn bị nhiễm khuẩn thức ăn không đủ độ ấm cần thiết… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở bé.

Bệnh tiêu chảy không nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến tử vong do bé bị mất nước quá nhiều, làm giảm sức đề kháng trong quá trình điều trị. Vì vậy mẹ phải chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu lúc này của trẻ.

Những triệu chứng đầu tiên mẹ cần nắm rõ là bé ăn kém biếng ăn đầy hơi, nôn, đi ngoài dạng phân lỏng…

Lúc này, việc quan trọng nhất mẹ cần làm là kịp thời bổ sung nước cho bé bằng các dung dịch như oresol nước trái cây tránh để bé mất nước và bị sụt cân.

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ vẫn cho bé bú bình thường. Trong sữa mẹ có chứa đường lactoza tốt cho bé trong việc trị bệnh tiêu chảy Nếu bé nhà bạn phải dùng sữa công thức Hãy pha sữa loãng hơn bình thường và chia nhỏ cữ bú cho bé dễ hấp thu.

Khi bé đã trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm vào bữa ăn dặm bằng các thực phẩm dễ tiêu và vitamin C như hoa quả bột gạo, khoai tây… Mẹ nên nấu cho bé những món mềm như cháo, súp… để dễ tiêu.

Song song với việc cung cấp đủ lượng nước cho bé, mẹ có thể đẩy lùi các triệu chứng bằng các loại thảo mộc theo hướng dẫn của bác sĩ… và chú ý giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng bụng.

Bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ là sởi thủy đậu bệnh tay chân miệng sốt xuất huyết…

Sởi

Bé sốt cao, nổi ban đỏ ở trán, sau tai rồi lan ra khắp người, ho. Nếu mẹ không chăm bé đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu

Bé bị mẩn ngứa nổi mụn nước Nếu mẹ sơ ý để những mụn nước này vỡ ra sẽ khiến bé bị lở loét, thậm chí là nhiễm khuẩn.

Bệnh tay chân miệng

Bé nhiễm vi-rút, mẩn ngứa, nổi mụn nước quanh vùng miệng và ở tay chân. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi do sức đề kháng của các bé còn yếu.

Chăm sóc trẻ tốt để phòng tránh các bệnh

Chăm sóc trẻ tốt để phòng tránh các bệnh

Nếu bé còn đang bú sữa mẹ, hãy tiếp tục duy trì, bổ sung thêm các thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé. Mẹ nên chọn thực phẩm và chế biến hợp vệ sinh, hạn chế tối đa thực phẩm có chứa chất bảo quản hay rau quả còn dư lượng thuốc trừ sâu Tuyệt đối không cho trẻ các thức ăn cay, nóng, thức ăn nhanh hoặc thực phẩm đóng hộp lâu ngày.

Mẹ cần lưu ý để phòng bệnh cho trẻ

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ nên trang bị cho mình và những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe trẻ em, nắm được dấu hiệu của từng loại bệnh để có biện pháp ứng phó thích hợp.

- Mẹ chú ý tạo cho bé môi trường sống lành mạnh, từ thức ăn, nước uống và vệ sinh thân thể hợp lý. Mẹ cũng nên dạy bé thói quen rửa tay thường xuyên để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh.

- Mẹ cần nắm rõ những mũi tiêm cần thiết cho bé cũng như lịch tiêm chủng để bé được chích ngừa đầy đủ.

- Khi bé có dấu hiệu nhiễm bệnh mẹ cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế trong thời gian ngắn nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật