Khi trẻ bị táo bón cần xử lý như thế nào?
Khi trẻ bị táo bón cần xử lý như thế nào?
Ở mỗi một độ tuổi sẽ có cách xử lý cụ thể khi trẻ bị táo bón cụ thể như:
Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
Trẻ dưới 1 tuổi mắc phải bệnh táo bón nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày mà phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là bệnh táo bón Trước hết, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ hợp lý bằng cách:
- Cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, uống nhiều nước.
- Cho trẻ ăn các loại trái cây giàu chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm chuối tiêu đu đủ bưởi cam quýt thanh long mơ, lê, mận, đào khoai lang đậu, đậu Hà Lan, bông cải cải bó xôi hoặc có thể trộn nước trái cây, rau đã nghiền nát với bột ngũ cốc cháo cho trẻ ăn.
Trẻ bị táo bón nên cho bé ăn nhiều đu đủ
- Không nên cho trẻ ăn cà rốt hồng xiêm táo trong khi trẻ bị táo bón
- Nếu trẻ bị táo bón nguyên nhân là do sữa công thức, cần mẹ pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quít...) vào cốc sữa cho trẻ hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 4 tháng trở lên cũng là cách chữa táo bón cho trẻ hiệu quả.
Cách chữa táo bón cho trẻ do sữa công thức là pha loãn sữa hơn bình thường
- Ngoài da nếu trẻ bị táo bón do bú sữa mẹ thì người mẹ cần ăn tăng cường chất xơ như ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột
Đối với trẻ lớn trên 1 tuổi
Trẻ lớn hơn đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là bệnh táo bón Nếu trẻ chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, chỉ cần thay đổi các loại thức ăn trẻ đang dùng để trẻ đi phân mềm và không đau
- Khuyến khích trẻ có thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn. Ăn thêm các loại quả chín và không uống các loại nước ngọt có gas.
Các loại rau, quả nên cho trẻ ăn khi trẻ bị táo bón.
- Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào thuận tiện mà trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu, nên ngồi bô/bàn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, 2-3 lần mỗi ngày đều đặn.
- Tuy nhiên nếu trường hợp trẻ táo bón đau bụng dữ dội phải cho trẻ đi khám ngay. Hoặc trẻ bị táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. Trẻ thường xuyên bị nhiều đợt táo bón Trẻ đi đại tiện phân có máu và đau táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa như kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng
Những cách xử lý cụ thể trong từng trường hợp khi trẻ bị táo bón trên đây mong rằng sẽ là những kiến thức bổ ích để các mẹ tham khảo và có các chăm con tốt hơn nhé. Chúc các bé mạnh khỏe!
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:01 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:02 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:06 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:07 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:00 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:03 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:04 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023