Cảnh giác với những nốt bầm tím và xuất huyết trên da

Ai cũng có thể bị bầm tím hoặc chảy máu lúc này hay lúc khác, nhưng nếu những điều này xảy ra thường xuyên thì có thể đáng lưu tâm.

Nhiều yếu tố lối sống và bệnh lý khác nhau có thể gây chảy máu và bầm tím “lạ”, và việc xác định các dấu hiệu khi chúng xảy ra là rất quan trọng.

Uống quá nhiều rượu

Một bài báo của Viện Y tế Quốc gia Mỹ giải thích rằng bản thân rượu cũng như sẹogan do rượu, giúp duy trì mức độ tế bào máu trong cơ thể, có thể gây mất máu và giảm số lượng tế bào. Với lượng tiểu cầu ít hơn, một triệu chứng sẽ là tăng chảy máu.



Tuy nhiên, rượu không phải là khong có vai trò - tổn thương gan nói chung sẽ làm chậm hoặc ngăn cản cơ quan này sản sinh các protein cần thiết cho đông máu.

Bệnh bạch cầu

Cùng với những tác động khác bệnh ung thư máu này làm giảm số lượng tiểu cầu của cơ thể, khiến máu khó đông hơn. Những người bị bệnh bạch cầu có thể bị chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng hoặc có thể thấy máu trong phân hoặc nước tiểu

Bầm tím có thể xảy ra nhưng những va chạm rất nhẹ. Những chấm đổi màu - gọi là chấm xuất huyết - có thể hình thành dưới da ".

Tuổi tác

Ai cũng có đôi lần bị bầm tím, nhưng nói chung chúng ta dễ bị bầm tím hơn khi có tuổi do những thay đổi trong cơ thể. Bệnh viện Mayo giải thích rằng vết bầm tím thường là hệ quả của một tác động nào đó khiến các mao mạch – những mạch máu nhỏ ở gần bề mặt của da – bị vỡ và máu thoát ra ngoài.

Khi cơ thể hấp thu lại máu, vết màu tím và màu xanh sẽ biến mất. Nhưng ở người lớn tuổi, da "trở nên mỏng hơn và mất phần nào lớp mỡ bảo vệ giúp đỡ cho các mạch máu khỏi bị thương".
 
Thuốc giảm đau

Một số thuốc không kê đơn dùng điều trị đau như ibuprofen, có thể làm loãng máu. Điều này đôi khi dẫn đến dễ bầm tím và dễ chảy máu hơn. Nguy cơ sẽ cao hơn đối với những người đang uống các thuốc chống đông kê đơn để phòng ngừa bệnh tim

Bệnh ưa chảy máu và bệnh Von Willebrand

Hai rối loạn chảy máu này là do thiếu một số yếu tố đông máu. Tuy bệnh thường là bẩm sinh, nhưng có một số ít trường hợp bệnh phát triển muộn trong đời - sau khi hệ thống miễn dịch của chính cơ thể tạo ra các kháng thể tấn công các yếu tố đông máu tự nhiên trong máu. Do máu không đông đúng cách nếu không đủ yếu tố đông máu, nên mọi vết đứt hoặc vết thương đều mang đến nguy cơ chảy máu quá nhiều.

Ngoài ra, những người bị bệnh ưa chảy máu (hemophilia) có thể bị chảy máu trong dần dần dẫn đến tổn thương khớp, các cơ quan và mô. Dấu hiệu của những rối loạn này bao gồm dễ bầm tím hoặc chảy máu nhiều từ vết đứt nhỏ chảy máu chân răng chảy máu camkinh nguyệt nhiều ở phụ nữ

Bệnh scurvy

Bệnh scurvy (hay scorbut) được biết tới như một căn bệnh nổi tiếng xảy ra ở các thủy thủ, nhưng cũng có thể gặp ngay cả trên đất liền do thiếu hụt vitamin C, cụ thể là dưới 10mg/ngày trong khoảng một tháng.

Ngoài dễ bầm tím và đổi màu da do chảy máu dưới da, những người bị bệnh scurvy cũng bị mệt mỏi nướu răng sưng và chảy máu răng lung lay hoặc mất răng đau khớptrầm cảm



Xuất huyết tăng lên có thể làm giảm lượng sắt, đi kèm với những tác dụng phụ, và chảy máu xung quanh nang long có thể làm cho các sợi lông mọc theo kiểu xoắn ốc.

Hội chứng Cushing

Bệnh này bắt nguồn từ việc có quá nhiều hoóc-môn cortisol trong cơ thể. Hoóc-môn, được sản sinh ở tuyến thượng thận giúp điều chỉnh huyết áp và hệ tim mạch, chuyển chất dinh dưỡng thành năng lượng và là chìa khóa trong phản ứng của cơ thể với stress

Bệnh làm cho da mỏng dễ bầm tím, cùng với nhiều triệu chứng khác, như bướu mỡ giữa vai, khuôn mặt tròn, và những vết rạn da màu hồng hoặc màu tím.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật