Mụn trứng cá - nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Mụn trứng cá là tình trạng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã, liên quan tới sự tăng tiết bã nhờn và sự hình thành nhân trứng cá.
Mụn trứng cá là một bệnh lý thường gặp với lưu hành khoảng trên 80-90% trong độ tuổi dậy thì, và cũng thường thấy sau độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn trẻ, có khi kéo dài đến tuổi trung niên.
Các tổn thương được hình thành do sự tăng tiết chất bã nhờn bị ứ đọng trong các nang lông bởi tình trạng bít tắc sự lưu thông của tuyến bã, đi kèm với tình trạng viêm nhiễm, thông qua sự phát triển của các vi trùng sinh mụn trong các đơn vị nang lông tuyến bã. Tất cả những hình ảnh trên chịu sự chi phối của rất nhiều thay đổi, từ các yếu tố có liên quan đến sự chuyển biến bên trong của cơ thể như: tuổi tác, di truyền, những thay đổi về nội tiết hậu quả của việc sử dụng thuốc cho đến các tác động có liên quan đến các yếu tố bên ngoài như: môi trường, khí hậu, thời tiết, hậu quả của stress lo âu mất ngủ sử dụng thuốc bôi - mỹ phẩm không hợp lý... là những yếu tố có liên quan đến sự phát sinh mụn trứng cá, hay làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Các thể nặng có thể cho biến chứng tại chỗ (sẹo) làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nặng nề lên đời sống tình cảm xã hội và nghề nghiệp của bệnh nhân. Thể rất nặng gây biến chứng toàn thân như nhiễm trùng huyết phong thấp
Ở Việt Nam, nhất là tại các tỉnh thành phố phía Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng kem trộn hiện nay rất phổ biến, với nhiều mục đích: làm trắng, trị nám hay trị mụn trứng cá Điều này không nên vì kem trộn có chứa chất corticoid bôi lâu ngày sẽ nổi mụn nhiều hơn, kèm teo da dãn mạch.
Sinh bệnh học của mụn trứng cá
Có nhiều yếu tố, nhưng có 4 nhân tố chính:
Tăng sinh thượng bì nang lông
Biểu mô của phần trên nang lông, vùng phễu, bắt đầu tăng sừng với gia tăng sự kết dính các tế bào sừng. Nút này gây nên chảy xuôi dòng các khối chất sừng, chất bã vi khuẩn đến tích tụ tại nang lông, làm dãn phần trên của nang lông, tạo thành các cồi mụn nhỏ.
Sự sản xuất quá nhiều chất bã
Bệnh nhân mụn trứng cá sản xuất nhiều chất bã hơn người không bị mụn trứng cá. Cùng với sự hiện diện của một loại vi khuẩn trong bệnh mụn trứng cá là Propionibacterium acnes, gây nên hiện tượng viêm và tạo thành cồi mụn.
Các nội tiết tố androgen cũng có ảnh hưởng trên sự sản xuất chất bã, bằng cách kết hợp và ảnh hưởng lên hoạt tính của các tế bào bã tương tự như tác động trên các tế bào sừng ở phễu nang lông.
Hiện tượng viêm: Các cồi nhỏ liên tục giãn nở do sự tập trung dày đặc chất sừng, chất bã, vi khuẩn vào trong lớp bì gây nên đáp ứng viêm.
Vai trò của Propionibacterium acnes. P.acnes giữ vai trò tác động trong tiến trình viêm, đây là một trực khuẩn Gram (+), yếm khí và hiếu khí nhẹ.
Các yếu tố liên quan đến sinh bệnh học mụn trứng cá
Các cá thể có nguy cơ cao phát triển mụn trứng cá bao gồm những người mang genotype nhiễm sắc thể XYY hoặc có các rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang, cường androgen, tăng cortisol máu và dậy thì sớm Những bệnh nhân này thường có mụn trứng cá nặng và không đáp ứng với các điều trị tiêu chuẩn.
Các dạng mụn trứng cá
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Xảy ra vào khoảng trên 20% trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tổn thương thường xuất hiện vào khoảng 2 tuần tuổi và mất đi hoàn toàn trong vòng 3 tháng. Tổn thương căn bản là các sẩn hồng ban nhỏ ở mặt và cổ, thường thấy vắt ngang qua cầu mũi và ở hai gò má, không có hiện diện cồi mụn. Bệnh còn gọi là “bệnh mụn mủ ở đầu của trẻ sơ sinh”.
Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ
Xuất hiện ở độ tuổi 3-6 tháng và thường có sự hiện diện của cồi mụn. Sẩn, mụn mủ, nốt có thể cũng xuất hiện ở mặt và sẹo có thể xảy ra cho dù bệnh nhẹ.
Mụn trứng cá thông thường
Đa số trường hợp khởi phát tổn thương quanh độ tuổi dậy thì. Một số trường hợp khác có thể thấy từ tuổi sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
Cường androgen được nhận thấy ở các bệnh nhân nữ mà họ có mụn trứng cá nặng, khởi phát đột ngột, hoặc phối hợp với rậm lông hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hội chứng buồng trứng đa nang và các rối loạn nội tiết khác liên quan với sự tăng quá mức androgen có thể thúc đẩy phát triển mụn trứng cá.
Mụn trứng cá thông thường đặc trưng bởi các cồi mụn, các sẩn, mụn mủ, nốt tại các vùng phân bố của tuyến bã (mặt, gò má, lưng, ngực, phần trên cánh tay).
Các tổn thương dạng cồi mụn là các tổn thương sớm của mụn trứng cá không có hiện tượng viêm. Gồm 2 loại: cồi đóng (mụn đầu trắng) là tổn thương ở nang lông phẳng hoặc hơi nhô lên, màu sắc như da thường; và cồi mở (mụn đầu đen) là các tổn thương hơi nhô lên, trung tâm nang lông có màu đen do nêm chặt chất sừng và lipid
Sẹo có thể là một biến chứng của cả hai dạng mụn trứng cá viêm và không viêm. Có 4 loại sẹo trong mụn trứng cá sẹo: sẹo hình phễu, sẹo đáy hình lòng chảo, sẹo đáy phẳng và sẹo phì đại.
Mụn trứng cá sẹo lồi
Là một dạng sẹo của viêm nang lông mạn tính mà bệnh cảnh là các sẩn và mụn mủ trên nền nang lông, dẫn đến các tổn thương dạng sẹo lồi
Mụn trứng cá cụm
Là một dạng nặng của mụn trứng cá đặc trưng bởi sự hóa hang, các khối áp xe bên trong mô liên kết và các sẹo không đều (vừa lồi vừa teo). Cồi mụn thường nhiều, kèm các nang chứa chất dịch mủ mềm, các nốt. Vị trí thường thấy ở ngực, vùng bả vai, lưng, mông, vùng trên cánh tay, đùi và mặt.
Mụn trứng cá ác tính
Còn gọi là mụn trứng cá loét và sốt cấp tính. Khởi phát đột ngột, nặng, thường gây loét, sốt viêm đa khớp
Bệnh hiếm gặp, thường thấy ở nam giới trẻ có tiền căn mụn trứng cá.
Hình ảnh lâm sàng giống như mụn trứng cá cụm, có rất nhiều các nốt viêm trên thân mình, lưng, ngực, không có ở mặt. Các nốt lớn hoặc các mảng viêm, tạo thành các vết loét đau với bờ nhô cao bao quanh các mảng hoại tử xuất tiết, lành để lại sẹo. Các nốt hồng ban tân sinh mạch máu có thể nhìn thấy.
Toàn thân có sốt gan lách to và đau có thể có hồng ban nút thiếu máu viêm đa khớp. Đau xương đau khớp do viêm có thể từ một đến nhiều khớp, nhất là khớp háng, đầu gối, đùi. Bệnh nhân có mụn trứng cá ác tính và viêm nang lông dạng mụn trứng cá có thể có viêm xương-tủy xương đa ổ vô trùng.
Mụn trứng cá trầy xước ở phụ nữ trẻ
Bệnh cảnh rất thường gặp ở phụ nữ trẻ (khoảng 30 tuổi), thậm chí ở “các cô gái trẻ”. Bệnh liên quan với tình trạng lo âu, các rối loạn trầm cảm và hoang tưởng, rối loạn ám ảnh cưỡng bức rối loạn nhân cách
Bệnh nhân cào gãi và bóc gỡ các tổn thương (như cồi mụn, sẩn) có thể hiện diện với sự trầy xước thái quá, các vết lở có thể trở nên sâu xuống và tạo sẹo. Tổn thương có ưu thế quanh vùng chân lông, trán, vùng má phía trước tai, cằm.
Mụn trứng cá ở người trưởng thành
Là mụn trứng cá ở những người trên 25 tuổi, hay mụn trứng cá kéo dài (mụn trứng cá khởi phát trong độ tuổi dậy thì và tiếp tục nổi mụn kéo dài đến sau 25 tuổi) và mụn trứng cá khởi phát muộn.
Trứng cá ngoại sinh:
Thứ phát sau tác dụng trên da của các dầu vô cơ sinh nhân trứng cá “mụn dầu” hay bệnh trứng cá dầu ở đùi và cánh tay gặp ở thợ máy, chủ gara.
Thứ phát sau mỹ phẩm chứa những dầu thực vật hay vaseline.
Điều trị thế nào?
Việc điều trị mụn trứng cá cần áp dụng các nguyên tắc:
- Kiêng ngọt, giảm chất béo.
- Tôn trọng cấu trúc da. Không cắt, lể, nặn mụn không đúng phương pháp.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm, corticoid bôi.
- Vệ sinh da, sạch, thoáng.
Hiện nay đã xác định rằng mụn trứng cá là một bệnh lý mạn tính, gây ra các hệ quả về thẩm mỹ và tâm lý, diễn tiến liên tục trong nhiều năm. Có rất nhiều bệnh cảnh lâm sàng của mụn trứng cá với hình ảnh đa dạng, diễn tiến theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh không chỉ xảy ra trong lứa tuổi dậy thì mà hiện nay lại thấy có tần suất gia tăng ở người trưởng thành, nhất là ở phụ nữ thường kèm theo các rối loạn về nội tiết tố.
Không dùng kem trộn, các loại kem có chứa chất corticoid để bôi lên mặt vì có nhiều biến chứng độc hại.
Tránh lo âu, thức khuya mất ngủ
Sử dụng thuốc điều trị cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Vì mụn trứng cá có thể để lại biến chứng sẹo xấu cho nên người bệnh cần điều trị sớm và cẩn thận.
Chế độ ăn cần hạn chế đường, mỡ. Nên ăn nhiều rau trái cây ít ngọt tập thể dục thể thao đều đặn, chế độ làm việc không quá căng thẳng sẽ góp phần hạn chế sự bùng phát các tổn thương mụn trứng cá và cải thiện chức năng của da.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:09 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:00 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:03 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:09 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:09 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:00 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:06 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:03 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:05 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:09 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023