Nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ tăng cân quá nhanh mẹ cần chú ý

Tình trạng tăng cân nhanh dễ dẫn đến béo phì, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe hiện tại và cả khi trưởng thành.

Vô hình trung, chúng ta đang lấy sự tròn trịa, mập mạp của bé để làm thước đo trình độ nuôi con của mẹ cũng như sức khỏe của bé. Và để phấn đấu nuôi con giỏi, khỏe mạnh, nhiều bà mẹ đã chăm chút, thúc ép con ăn và tìm mọi cách cho bé tăng cân nhanh. Tuy nhiên, mẹ có biết, việc tăng cân nhanh và thừa cân về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Việc tăng cân nhanh và thừa cân về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé

Việc tăng cân nhanh và thừa cân về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé

Từ mũm mĩm đến béo phì

Đưa con trai được hơn 2 tuổi đi tiêm ngừa tại Bệnh viện Nhi Đồng II, chị Nguyễn Hồng Nhi, ngụ tại Q.Thủ Đức, TP. HCM hớn hở khi thấy con tăng 1,5kg so với tháng trước. 'Tháng trước cu cậu nặng 23,5kg, tháng này cân được 25kg thật chẳng bõ công chăm chút cho con ăn toàn đồ bổ, váng sữa', chị khoe.

Chị Nhi là một trường hợp điển hình cho tình trạng hiện nay là rất nhiều người mẹ chưa hiểu hết về số cân nặng của con mình cũng như tăng cân như thể nào là hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng trẻ em thừa cân béo phì tại các thành phố lớn như Hà Nội TP.HCM gia tăng đáng báo động. Trong khi đó, các chuyên gia dinh dưỡng luôn cảnh báo rằng, tình trạng tăng cân nhanh dễ dẫn đến béo phì một căn bệnh rất khó điều trị ở trẻ nhỏ (khó hơn cả điều trị cho những trẻ bị suy dinh dưỡng), đồng thời béo phì còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe hiện tại và cả khi trưởng thành.

Đến dậy thì sớm và những nguy cơ sức khỏe khác

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại Châu Âu và Mỹ đã chỉ ra rằng, trẻ thừa cân ngay từ những năm mẫu giáo thì khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ dễ mắc bệnh béo phì với nguy cơ cao gấp 4 lần. Và mới đây, Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ cũng cảnh báo thêm về những tác hại âm thầm như:

- dậy thì sớm ở các bé gái do sự gia tăng của hoóc-môn leptinnội tiết tố được sản xuất bởi các tế bào chất béo của cơ thể. Những nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy trẻ thừa cân béo phì sẽ dậy thì sớm vào năm 7-8 tuổi với biểu hiện như ngực phát triển, xuất hiện kinh nguyệt sớm.

- Tăng áp lực quá nhanh đối với hệ xương khớp còn non nớt của bé, dẫn đến nguy cơ biến dạng khớp đau khớp cong chân (chân vòng kiềng).

- Mắc bệnh sỏi thận do trẻ thừa cân, béo phì dẫn đến ít vận động, uống ít nước và gây ra sỏi.

- Nguy cơ tiểu đường tuýp 1 và 2 vì cơ thể tích trữ nhiều chất béo và gây cản trở việc điều tiết lượng insulin (loại hóc-môn điều hòa lượng đường huyết) trong cơ thể.

Vì vậy, từ nay, mẹ nên có cách nhìn khoa học, đúng đắn hơn về cân nặng của bé. Hãy luôn duy trì cho con mức cân nặng hợp lý với chiều cao và độ tuổi, thậm chí khi bé roi roi nhưng vẫn năng động, khỏe mạnh thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Lời khuyên sau đây của Tiến sĩ Eneli tại Đại học Emory, Mỹ và cũng là người chuyên nghiên cứu về các vấn đề béo phìtrẻ em sẽ rất có ích cho bạn: 'Điều mà tôi muốn nhắn nhủ các bậc phụ huynh rằng bạn hãy nuôi con theo lối sống lành mạnh hướng dẫn con có thói quen tốt đối với thức ăn và điều quan trọng mà bạn cần ý thức là không bao giờ là quá sớm để hướng dẫn con bạn ăn uống hợp lý, cân bằng và khỏe mạnh'.

Bí quyết giúp con tránh xa béo phì và các nguy cơ

Những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn đánh giá cân nặng của con mình, kịp thời nhận biết, sớm can thiệp việc tăng cân quá nhanh và giúp con tránh thừa cân:

- Theo dõi sức khỏe về mức độ tăng cân qua từng tháng của bé.

- Tập cho con thói quen tốt trong ăn uống, ttôn trọng cảm giác no của bé và không nên cố ép con ăn thêm.

- Không chiều theo sở thích ăn uống lệch của bé-chỉ thích ăn những món nhất định-như váng sữa phô-mai, các món rán (chiên), nước ngọt…

-Với trẻ đến tuổi ăn dặm việc lưu ý tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày 1/4 trái cây, 1/4 rau củ quả, 1/4 ngũ cốc 1/4 thực phẩm giàu đạm (thịt, cá trứng ) là rất quan trọng vì hiện nay có nhiều mẹ chú trọng cho con ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng (chất béo hoặc đường bột) nhưng thiếu rau, trái cây.

- Khuyến khích và cùng con tham gia các hoạt động thể chất vì đây phương pháp hiệu quả nhất giúp bé chống thừa cân, béo phì.

Thấu hiểu và nắm được căn bản vấn đề của con, mẹ từ nay sẽ không còn lo những bữa ăn thiếu cân bằng về dưỡng chất cũng như hạn chế được nguy cơ thừa cân, béo phì đang rình rập.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật