ThS Huỳnh Văn Quang: Một số biến dạng điển hình của móng tay chân

Những dấu hiệu ở móng tay, chân không thể coi thường.

Câu hỏi:  Em bị bệnh móng bẩm sinh từ mới sinh ra, móng tay em rất dày, nhô lên cao, không mủ hay đau đớn gì cả, có đi khám ở nhiều nơi nhưng không chẩn em có đọc nhiều bài viết ở trên mạng hay sách vở nhưng không có giống bệnh nào cả, em phải chịu cảnh kỳ thị của bạn bè từ nhỏ. Mong được sự tư vấn giúp đở của bác sĩ hiện em đang học tại trường cao đẳng y tế cà mau. Mong được sự trả lời sớm của bác sĩ để giúp em.

Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi, thũng khí phổi, các bệnh tim mạch, viêm loét đường tiêu hóa, xơ gan

Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi, thũng khí phổi, các bệnh tim mạch, viêm loét đường tiêu hóa, xơ gan

Trả lời: ThS. Huỳnh Văn Quang - Da liễu - bệnh viện 175, cho biết:

Móng bất thường có nhiều dạng, của em phải đi bác sĩ da liễu khám với định lọai được và mới có hướng điều trị. Sau đây chương trìng cung cấp cho em những bất thường của móng để em định dạng mình bị thuộc lại nào.

Một số biến dạng điển hình :

- Đầu móng tay quắp xuống giống như mỏ diều hâu: Có khả năng hệ nội tiết hoạt động không bình thường, tuần hoàn máu có một số rối loạn. Ngoài ra, ở người cao tuổi và những người đã từng mắc các chứng nghẽn tắc kinh mạch cũng có thể có móng tay hình dạng như vậy.

- Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi thũng khí phổi các bệnh tim mạch viêm loét đường tiêu hóagan

- Móng tay hình cái thìa: Phần giữa lõm xuống, phần bao quanh vênh lên, giống như cái thìa. Dạng này có thể xuất hiện ở những người bị mắc bệnh tủy sống chức năng tuyến giáp trạng bị trục trặc, trúng độc rượu hoặc bệnh phong thấp Một số chuyên gia còn cho rằng, hiện tượng móng tay bị vênh lên như vậy có liên quan đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất sắt hằng ngày cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn hàm lượng sắt cao.

- Móng tay có rãnh: Trên móng tay xuất hiện những vệt lõm theo chiều ngang giống như lòng máng. Có thể do dinh dưỡng thiếu hụt hoặc một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay như sởi bệnh tim thần kinh suy nhược.

- Móng tay nổi gờ: Trên móng có những đường gờ nổi lên theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Gờ dọc thường do hay bị mất ngủ hoặc thức đêm liên tục.

Móng tay người già cũng thường có gờ dọc. Nếu trên móng tay người trẻ tuổi có gờ dọc nổi lên, thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe Gờ ngang thường thấy ở những người mắc các bệnh nhiệt cấp tính, bị trúng độc thuốc hoặc một số bệnh mạn tính như urê niệu tiểu đường Ngoài ra, bệnh thấp chẩn (eczema) viêm da nấm da, hoặc gốc móng tay bị tổn thương cũng có thể khiến cho trên móng tay có những đường gờ.

- Móng tay dày: Móng tay dày lên rõ ràng, khô, nhợt nhạt và dễ gãy là hiện tượng thường thấy ở người già; cũng thường xuất hiện trong những trường hợp như nấm móng tay viêm móng tay thiếu canxi bệnh phong thấp phù niêm mạc các bệnh ở tủy sống hoặc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

- Móng tay mỏng: Móng tay mỏng hơn bình thường và ấn vào thấy đau thường gặp ở những người cơ thể bị suy nhược nặng, bị rối nhiễu thần kinh và khi mắc phải một số bệnh mạn tính có tính tiêu hao.

- Mảng trắng hình bán nguyệt ở gốc móng tay: Thường gọi là “móng bán nguyệt”. Những mảng loại này ở nam giới có kích thước lớn hơn nữ giới; “bán nguyệt” trên ngón cái lớn nhất, sau đó nhỏ dần theo trình tự ngón trỏ - ngón giữa - ngón đeo nhẫn (vô danh). Thông thường chỉ có hai ngón út là không có bán nguyệt. Bán nguyệt nhỏ, số lượng ít, thường thấy ở “thực chứng” (bệnh cấp tính) và “dương hư” (suy giảm chức năng) - theo phân loại chứng trạng trong đông y Bán nguyệt lớn, số lượng nhiều, thường thấy ở những người khí huyết thịnh vượng hoặc các bệnh “âm hư dương thịnh”, dễ bị trúng phong.

- Móng tay giòn: Móng tay mỏng đi, giòn, dễ gãy, có những vết nứt theo chiều dọc hoặc các lớp móng tay bị tách rời. Là dạng thường thấy ở những người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, thiếu ôxy, khí thũng phổi, nang lông bị hóa sừng, thiếu vitamin Loại móng tay này còn rất dễ bị nứt vỡ khi ngâm lâu trong nước xà phòng hoặc nước muối.

- Móng tay bị bong ra: Thường thấy ở những người bị mắc một số bệnh toàn thân như cường năng tuyến giáp (Basedow) thiếu máu rối loạn tuần hoàn ngoại vi...

- Móng tay trắng bệch: Đại bộ phận da dưới móng trắng bệch, chỉ còn lại phần cuối móng tay là vẫn còn màu hồng như thường. Dạng này thường thấy ở những trường hợp mất máu cấp tính thiếu máu có thể là triệu chứng sớm của bệnh xơ gan

- Móng tay bị vàng: Móng tay trở nên dày và cứng, mọc chậm, có màu vàng hoặc vàng lục. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là các bệnh thuộc hệ hô hấp hoặc bệnh tuyến giáp trạng. Ngoài ra, bệnh viêm gan vàng da cũng có thể khiến cho móng tay bị vàng.

- Móng bị đen: Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hoặc màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hoặc từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.

- Móng tay có chấm đỏ: Dưới móng tay xuất hiện những điểm đỏ, có thể do bị xuất huyết mao mạch, có thể do tăng huyết áp bệnh ngoài da hoặc cơ thể tiềm tàng một số bệnh nghiêm trọng

- Móng tay có đốm trắng: Dưới móng tay xuất hiện những điểm hoặc những đốm màu trắng, có thể do giun đũa hoặc trước đó ít lâu đã bị cúm. Những người dễ mệt mỏi thiếu canxi trên móng tay cũng có thể xuất hiện những điểm trắng.

- Móng tay tím: Móng tay biến thành màu tím thường là do ứ huyết và thiếu ôxy; dạng này thường thấy ở những người mắc các bệnh tim mạch.
Khi bị tổn thương, tất nhiên móng tay cũng có thể biến đổi khác thường. Tuy nhiên, đó là điều rất dễ nhận biết. Trong những trường hợp không bị ngoại thương mà móng tay biến đổi dị thường, cần phải thận trọng, nên đến bệnh viện kiểm tra để có thể chữa trị kịp thời.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật