Truy tìm “kẻ” gây hội chứng ruột kích thích để phòng ngừa

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn chức năng tiêu hóa, nó không phải là một bệnh. Những người bị rối loạn chức năng tiêu hóa sẽ có các triệu chứng xảy ra thường xuyên, tuy nhiên, ống tiêu hóa không bị tổn thương. Sự rối loạn này có nguyên nhân từ cả thể chất và tinh thần.

Nguyên nhân gây ra HCRKT

Nguyên nhân của HCRKT vẫn chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp của các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần có thể dẫn tới hội chứng này. Trong đó, có nguyên nhân do nhạy cảm với một số thức ăn. Nhiều người mắc HCRKT nói rằng các triệu chứng của họ được kích hoạt bởi các loại thực phẩm giàu carbohydrate, thức ăn cay hoặc béo, cà phê và rượu Tuy nhiên, những người nhạy cảm với thực phẩm thường không có dấu hiệu lâm sàng của dị ứng thực phẩm Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng các triệu chứng có thể là do việc hấp thu kém của các loại đường hoặc acid mật - là những chất giúp chuyển hóa các chất béo và loại bỏ các chất thải trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng phổ biến nhất của HCRKT là đau hoặc khó chịu ở bụng, thường là tình trạng đau quặn bụng và các thay đổi trong thói quen đại tiện. Số lần đi đại tiện nhiều hoặc ít hơn bình thường. Phân lỏng và chứa nhiều nước hơn hoặc phân cứng hơn và vón cục nhiều hơn so với bình thường. Đại tiện xong thấy thoải mái hơn. Các triệu chứng khác của HCRKT có thể có: Tiêu chảy: đi đại tiện phân lỏng, nhão ít nhất là 3 lần trong 1 ngày và cảm giác cần đi đại tiện gấp; Táo bón: đi đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần. Khi đi đại tiện, phân có thể cứng, khô, nhỏ và khó đi. Một số người bệnh cảm thấy đau và thường phải gắng sức khi đi đại tiện. Cảm giác vẫn còn phân sau khi đi đại tiện. Đại tiện nhầy, đầy bụng...

HCRKT và các bệnh khác

Những người có HCRKT thường có các bệnh về đường tiêu hóa và không tiêu hóa khác.

Các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dàyrối loạn tiêu hóa thường gặp hơn ở những người bị HCRKT so với người bình thường. Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày chảy ngược vào thực quản - là cơ quan kết nối miệng với dạ dày - do các cơ giữa thực quản và dạ dày bị yếu đi hoặc giãn ra khi không cần thiết. Khó tiêu là cảm giác khó chịu ở vùng bụng phía trên, thường xảy ra sau khi ăn. Khó tiêu có thể kèm theo đầy bụng đầy hơi buồn nôn hoặc các triệu chứng tiêu hóa khác.

Các bệnh không phải ở đường tiêu hóa thường được tìm thấy ở những người bị HCRKT bao gồm: Hội chứng mệt mỏi mạn tính - tình trạng rối loạn gây vô cùng mệt mỏi, đó là mệt mỏi kéo dài một thời gian dài và hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày; Đau vùng chậu hông mạn tính; Các rối loạn khớp ở thái dương - là các vấn đề hoặc các triệu chứng của cơ và khớp nhai liên kết với hàm dưới và hộp sọ; Trầm cảm; Lo lắng; Các rối loạn bản thể - tình trạng đau mạn tính hoặc các triệu chứng không do nguyên nhân về thể chất mà được cho là do các vấn đề về tâm lý.

Stress và HCRKT

Căng thẳng có thể kích thích co thắt đại tràng ở những người bị HCRKT. Đại tràng có rất nhiều dây thần kinh kết nối với não. Những dây thần kinh này kiểm soát các cơn co thắt bình thường của ruột và gây khó chịu ở bụng vào những thời điểm khi bị căng thẳng Ở những người bị HCRKT, đại tràng có thể đáp ứng quá mức với xung đột rất nhẹ hoặc căng thẳng. Căng thẳng làm cho người bệnh ý thức hơn về những cảm giác phát sinh ở đại tràng. Triệu chứng của HCRKT cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng của một người.

Phương pháp điều trị?

Chế độ ăn và dinh dưỡng

Ăn nhiều trong một bữa có thể gây ra đau quặn bụng và tiêu chảy vì vậy, hãy ăn thành các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn hoặc ăn các phần nhỏ hơn, có thể giúp giảm các triệu chứng của HCRKT. Ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate, chẳng hạn như mì ống, gạo bánh mì ngũ cốc nguyên chất và các loại ngũ cốc trái cây và rau quả có thể giúp giảm các triệu chứng.

Một số thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các triệu chứng của HCRKT: Những thực phẩm giàu chất béo một số sản phẩm từ sữa đồ uống như rượu hay cà phê; Đồ uống chứa hàm lượng các chất ngọt nhân tạo lớn, được sử dụng thay cho đường; Đậu, bắp cải và các loại thực phẩm khác có thể tạo ra khí, những người bị HCRKT nên hạn chế hoặc tránh những thực phẩm này.

Chất xơ trong thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị HCRKT mặc dù nó có thể không giúp làm giảm đau chất xơ làm mềm phân giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng. Người lớn nên tiêu thụ 21-38g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, chất xơ có thể tạo ra các khí và làm cho các triệu chứng của HCRKT ở người bệnh xảy ra. Vì vậy, nên tăng lượng chất xơ từ từ, chỉ cần 2-3g mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tăng khí và đầy bụng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Mặc dù HCRKT không thể chữa khỏi, tuy nhiên, có thể làm giảm các triệu chứng bằng thay đổi trong việc ăn uống chế độ ăn uốngdinh dưỡng kết hợp dùng thuốc men tiêu hóa; Liệu pháp giảm căng thẳng và thư giãn như ngồi thiền; tập thể dục thường xuyên như đi bộ hoặc yoga; Giảm thiểu các tình huống căng thẳng; Ngủ đủ giấc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật