11 sai lầm trầm trọng của mẹ khi pha sữa bột cho con
1. Không rửa tay trước khi pha sữa
Bàn tay là bộ phận rất dễ nhiễm khuẩn bởi nó thường xuyên tiếp xúc với các vật dụng khác nhau. Nếu mẹ không rửa sạch tay với xà phòng trước khi pha sữa cho con, thì vi khuẩn từ bàn tay mẹ có thể lây lan sang bình sữa và truyền vào cơ thể trẻ, khiến trẻ nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Vì thế, mẹ nhất thiết phải tập thói quen rửa tay trước khi pha sữa, để bảo vệ sức khỏe của bé yêu
Trước khi pha sữa cho con, mẹ nhớ kiểm tra sữa bột để tránh mua phải sữa giả nhé. Hãy tham khảo: Cách phân biệt sữa bột thật và giả mẹ cần phải biết
2. Không tiệt trùng bình sữa và núm ti
Bình sữa và núm ti khi để ngoài không khí rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, trước mỗi lần sử dụng mẹ đều phải tiệt trùng kỹ bằng nước rửa chuyên dụng và tráng lại bằng nước đun sôi Nhiều mẹ bất cẩn không tiệt trùng kỹ càng bình sữa của con, sẽ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
3. Dùng nước khoáng để pha sữa
Nhiều bà mẹ vì quá cẩn thận nên thường dùng nước khoáng để pha sữa cho con, với suy nghĩ rằng nước khoáng sạch và đảm bảo hơn. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên các mẹ không nên làm như vậy. Bởi trong nước khoáng chứa hàm lượng khoáng chất cao, nếu dùng để pha sữa sẽ dẫn đến dư thừa chất, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, việc dùng nước khoáng để pha sữa còn có thể tạo ra một số chất trung gian gây nguy hiểm. Vì thế, các mẹ chỉ nên dùng nước tự nhiên đun sôi là thích hợp nhất.
4. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội
Nhiều người có thói quen pha sữa cho con bằng nước vừa đun sôi vì lo ngại sữa không đủ "chín". Tuy nhiên, việc pha sữa bằng nước quá nóng sẽ khiến nhiều dưỡng chất trong sữa bị phân hủy, gây mất chất và sinh ra một số chất gây hại dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Trong khi nếu pha sữa bằng nước quá nguội lại khiến sữa không tan hết, vón cục khiến trẻ khó tiêu hóa và không hấp thụ được hết dưỡng chất của sữa.
Theo các chuyên gia tốt nhất mẹ chỉ nên pha nước ở nhiệt độ khoảng 40 - 60 độ C để pha sữa cho con thôi. Đây là mức nhiệt tốt nhất để đảm bảo các thành phần trong sữa vẫn được giữa nguyên và giúp con hấp thu tốt nhất. Mẹ nên dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trước, hoặc pha nước theo tỷ lệ 1/3 nước đun sôi với 2/3 nước nguội để được nước pha sữa đúng nhiệt độ. Khi pha mẹ nhớ lắc bình thật kỹ để sữa tan hết vào nước.
5. Pha sữa bột kèm sữa đặc có đường
Vị giác của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm, do đó trẻ ăn nhạt hơn rất nhiều so với người lớn. Nếu mẹ cảm thấy sữa vừa miệng thì điều này cũng có nghĩa là sữa đang bị quá ngọt so với trẻ. Do đó, mẹ tuyệt đối không thêm đường hay sữa đặc vào pha chung với sữa bột để tăng độ ngọt, đặc biệt là với trẻ sơ sinh Bởi thừa đường dễ dẫn tới chứng xơ cứng động mạch nguy cơ tiểu đường sâu răng và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Pha sữa sẵn cho con dùng la sai lầm thường thấy
6. Pha sữa sẵn cho con dùng
Cuộc sống bận rộn nên nhiều mẹ thường pha sẵn sữa cho con rồi bảo quản trong tủ lạnh, khi con uống chỉ cần hâm nóng lại. Tuy nhiên, điều này không tốt một chút nào. Bởi sữa dù được bảo quản trong tủ lạnh thì vẫn bị mất đi hàm lượng lớn dưỡng chất.
Ngoài ra, sữa đã pha nếu để lâu sẽ bị biến đối chất, trẻ uống vào rất dễ bị khó tiêu đầy bụng thậm chí tiêu chảy Do đó, tốt nhất mẹ chỉ nên pha đủ lượng sữa cho con uống hết trong một lần để đảm bảo sức khỏe.
7. Giữ lại phần sữa thừa để bé uống sau
Khi pha sữa cho trẻ, nhiều khi con không uống hết và còn thừa lại. Một số mẹ vì tiếc nên cố tình để lại và cho trẻ uống tiếp sau đó. Tuy nhiên, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa thì vi khuẩn từ miệng bé có thể tiếp xúc và truyền vào sữa. Nếu mẹ để sữa lại, vi khuẩn sẽ phát triển bên trong bình, làm biến đổi các chất trong sữa và gây hại sức khỏe khi con uống vào. Do đó, mẹ lưu ý một bình sữa khi bé đã uống rồi chỉ có thể sử dụng trong vòng 60 phút.
8. Pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước cơm
Nước cháo loãng và nước cơm chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, dùng nước này để pha sữa thì không thích hợp chút nào. Bởi trong 2 loại nước này chứa chủ yếu là tinh bột và lipoxidase, chúng sẽ phá vitamin A có trong sữa của trẻ.
Thêm vào đó, tinh bột trong nước cháo và nước cơm sẽ làm trẻ hạn chế hấp thu canxi khiến con chậm tăng trưởng chiều cao chậm mọc răng khóc đêm… Mặt khác, các hãng sữa đã đề ra công thức chuẩn nhất cho sản phẩm của mình. Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa từ đó đẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ.
9. Pha sữa quá đặc hoặc quá loãng
Nhiều bà mẹ vì mong muốn con ăn được nhiều hơn tăng cân tốt hơn nên cố tình pha thêm vài thìa sữa bột so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Hoặc do trẻ lười uống, nên mẹ pha thật đặc để con uống ít nhưng vẫn được nhiều sữa. Ngược lại, một số bà mẹ vì tiếc nên quyết định pha loãng hơn. Cả 2 cách làm này đều vô cùng sai lầm.
Bởi tiêu chuẩn về lượng sữa và nước của nhà sản xuất đều đã thông qua nghiên cứu để phù hợp nhất với trẻ. Việc pha quá đặc sẽ khiến con khó hấp thu dinh dưỡng trong sữa và chậm phát triển. Còn pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Vì thế, tốt nhất mẹ nên tuân thủ đúng quy chuẩn pha sữa của nhà sản xuất.
10. Làm nóng sữa bằng lò vi sóng
Lò vi sóng là một dụng cụ nhà bếp rất quen thuộc với các bà mẹ. Chúng vô cùng tiện lợi trong việc hâm nóng thức ăn. Nhưng dùng để hâm nóng sữa thì thật tai hại. Bởi điều đó không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Mẹ hãy làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản hơn: ngâm bình sữa chỉ 30 giây – 1 phút trong một bát nước nóng.
11. Không đổi sữa khi bé chậm lớn, khó tiêu
Không phải bất cứ loại sữa nào cũng phù hợp với cơ thể của trẻ. Bởi mỗi loại sữa của các hãng sản xuất khác nhau sẽ có một công thức riêng biệt. Do đó, khi thấy con uống một loại sữa mà không có tác dụng, bé vẫn chậm lớn thì mẹ nên đổi loại sữa khác để phù hợp hơn với con.
Hoặc nếu thấy con uống sữa vào bị khó tiêu tiêu chảy đi ngoài phân lỏng nôn mửa nổi mẩn đỏ… thì bé đang bị dị ứng loại sữa và mẹ cũng nên đổi sữa. Nếu vì tiếc tiền mà mẹ cho con uống cố sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con.
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:07 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:05 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:09 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:07 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:00 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:07 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:07 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:02 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:07 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:01 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023