Có nên bật điều hòa khi bé ốm hay không và lý do vì sao?
Để không lo con ốm, ho khi nằm điều hòa, mẹ cần tuân thủ đúng những lời khuyên này
Nhiệt độ điều hòa thích hợp
Thân nhiệt của trẻ em không giống người lớn, chính vì vậy nhiệt độ phòng phù hợp cho người lớn chưa chắc đã khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, vì vậy, nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được và dễ dẫn đến rôm sảy Vậy nhưng nếu để lạnh quá cũng rất dễ khiến con bị ho cảm. Thông thường trong các phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện luôn có mức nhiệt độ từ 27-29 độ C.
Một mẹo nhỏ nữa cho mẹ, khi trẻ nằm điều hòa, nên để mức nhiệt độ theo quy tắc: Khi người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
Cho con uống nhiều nước
Uống nhiều nước chưa bao giờ là lời khuyên thừa. Việc đáng lo ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc sữa mẹ sữa công thức nước trái cây hay canh súp…thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.
Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý thêm một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ đó là nên ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.
Khi bật điều hòa cho trẻ, người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
Không bật điều hòa 24/24
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Qui tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt cảm cúm ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp viêm mũi viêm phế quản viêm phổi đau họng Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt ngạt mũi có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu.
Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng
Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không những loại nấm mốc mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
Kỹ năng xử lý đúng khi con gặp các bệnh về điều hòa
Viêm họng: Nếu trẻ bị ho nhẹ viêm họng mới chớm khi nằm điều hòa, mẹ có thể cho bé uống chanh đào mật ong quất ngâm đường phèn lê hấp đường hay cam nướng muối tinh…đều có tác dụng chữa bệnh.
Nghẹt mũi: không khí khô lạnh dẫn đến nghẹt mũi là khó chịu nhất cho trẻ nhỏ. Để giảm nghẹt mũi mẹ cần thường xuyên xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của bé. Một phương pháp nữa, đó là xông hơi mũi cho bé bằng cảm xuyên hương theo hướng dẫn này. Chỉ cần lưu ý nhiệt độ nước không quá 50 độ và khoảng cách nước – mũi bé không nên quá gần để tránh bỏng.
Ngoài ra, mẹ có thể massage mũi con bằng cách lấy ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp mũi bé từ trên xuống dưới, làm nhiều lần trong ngày cũng có thể giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Cảm lạnh, sốt: Khi con đã bị cảm lạnh hay sốt tức là lúc hệ thống miễn dịch đã cần phải hoạt động hết công suất. Nếu bé bị lặp đi lặp lại, sốt cao hơn 3 ngày kèm theo các biểu hiện ớn lạnh đau đầu hay co giật thì mẹ cần đưa con đi khám bác sỹ ngay lập tức.
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:02 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:09 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:00 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:08 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:09 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:02 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:01 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:06 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:09 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:03 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023