Kể tên 7 nguyên nhân chính khiến gây thiếu vitamin D
Vitamin D vẫn được coi là vitamin dành cho xương vì nó làm chắc và khỏe xương. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng những người đủ vitamin D thường xuyên sẽ ít bị bệnh tim mạch và biến chứng bàn chân do tắc mạch hơn những người thiếu vitamin D trong cơ thể.
Bạn có nghĩ rằng mình bị thiếu vitamin D hay không? Chắc chắn bạn cho rằng mình vẫn tiếp xúc với ánh mặt trời hàng ngày thì không thể thiếu vitamin D được. Tuy nhiên, thực tế là bạn không biết mình hấp thụ được bao nhiêu vitamin D cho cơ thể và kết quả là rất nhiều người trong chúng ta rơi vào tình trạng thiếu vitamin D ở các mức độ khác nhau.
Nếu nói rằng ánh mặt trời có tác dụng giúp cơ thể bạn hấp thụ vitamin D thì cũng có nghĩa là cơ thể thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh mặt trời. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến bạn thiếu vitamin D.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D bao gồm:
1. Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời
Các nguồn chính của vitamin d là từ ánh nắng mặt trời tự nhiên vì vậy nếu hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ có tác động lớn đến lượng vitamin hấp thụ vào cơ thể. Chúng ta đã nghe về sự nguy hiểm của bệnh ung thư da và sự cần thiết của kem chống nắng để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh này. Thật không may, mối nguy hiểm của việc không nhận đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời lại không được nhiều người quan tâm.
Sử dụng kem chống nắng có độ SPF 30 có thể làm giảm sự tổng hợp vitamin D trong da tới hơn 95%. Thậm chí nếu bạn có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tổng lượng vitamin D cũng còn phụ thuộc vào mùa và thời tiết. Nếu thời tiết u ám, lượng vitamin D từ thiên nhiên sẽ không cao. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc ánh mặt trời vào những lúc nắng nóng gay gắt thì lại có thể ảnh hưởng đến da, có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da.
Vì vậy, bạn chỉ nên tiếp xúc ánh mặt trời 10-15 phút mỗi ngày hoặc vài lần/tuần để hấp thụ những vitamin D từ tự nhiên một cách tốt nhất.
2. Màu sắc của làn da
Melanin là hợp chất quyết định màu sắc của da bạn, những người có hàm lượng melanin ít thì da sẽ sáng màu, nhiều thì da sẽ sẫm màu hơn. Melanin có thể hấp thụ bức xạ tia UVB từ mặt trời và làm giảm khả năngíaản xuất vitamin D3 của da. Những người có làn da tự nhiên sẫm màu sẽ có thể tự bảo vệ da tốt hơn nhưng lại hấp thụ được ít vitamin D từ ánh mặt trời hơn so với những người có làn da trắng từ 3-5 lần.
Vì vậy, nếu bạn có làn da tối màu và ít tiếp xúc với ánh mặt trời thì bạn càng có nguy cơ cao thiếu vitamin D.
3. Béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chỉ số BMI và nguy cơ thiếu vitamin D ở con người, trong đó chỉ số BMI cao dẫn tới giảm nồng độ vitamin D trong cơ thể. Những đối tượng thừa cân và béo phì (có chỉ số BMI trên 40) sẽ có lượng vitamin D trong cơ thể ít hơn 18% so với những người có chỉ số BMI dưới 40.
Nhà nghiên cứu chính, tiến sĩ Elina Hypponen thuộc Viện Sức khỏe trẻ em Đại học London cho rằng những nỗ lực giải quyết tình trạng béo phì cũng có thể giúp giảm mức độ thiếu hụt vitamin D.
4. Cơ thể kém hấp thu
Một số người bị coi là kém hấp thụ vitamin D do họ mắc các bệnh như Crohn, celiac... Những người đã từng phẫu thuật giảm béo cũng thường không thể hấp thụ đủ vitamin D do các chất béo hòa tan vitamin D trong cơ thể bị thiếu hụt.
5. Tuổi tác
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cùng với sự hấp thụ vitamin D có mối liên hệ mật thiết với tuổi tác. Khi càng về già, cơ thể bạn càng giảm khả năng tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh mặt trời và từ thực phẩm do đó nguy cơ thiếu vitamin D của bạn cũng cao hơn so với khi bạn còn trẻ.
6. Dùng một số loại thuốc trị bệnh
Một loạt các loại thuốc kể cả thuốc kháng nấm thuốc chống co giật glucocorticoid và các loại thuốc điều trị HIV/AIDS... đều có thể tăng cường sự phân hủy của vitamin D khiến cho lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể không được nhiều. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như bệnh thận mãn tính cường giáp rối loạn u hạt mãn tính và một số bệnh liên quan đến tế bào bạch huyết cũng bị mất mát một số lượng vitamin trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ từ ánh mặt trời hay các sản phẩm bổ sung vitamin D khác.
7. Không thường xuyên ăn các thực phẩm chứa vitamin D
Ngoài ánh mặt trời, vitamin D còn có nhiều trong các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Vì vậy, việc bổ sung vitamin D từ thực phẩm cũng là hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu bạn tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngăt, bỏ qua nhiều loại thịt sữa động vật thì sẽ có nguy cơ thiếu hụt một lượng vitamin D lớn.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: cá dầu cá gan bò pho mát và lòng đỏ trứng
- 6 người tuyệt đối không nên ăn quả vải, đừng bon miệng mà... (Thứ năm, 10:34:06 27/05/2021)
- 6 loại rau không nên luộc, vì có bao nhiêu dinh dưỡng trôi hết... (Thứ tư, 15:11:01 26/05/2021)
- Mùa hè ăn rau diếp cá giải nhiệt nhất định phải biết điều... (Thứ Hai, 09:15:03 24/05/2021)
- 6 loại rau quả không nên dùng làm nước ép, uống vào hại... (Thứ sáu, 09:06:08 21/05/2021)
- Mùa hè uống nước dừa cứ cho thêm thứ này vừa giảm cân,... (Thứ năm, 08:59:02 20/05/2021)
- 6 kiểu người tránh xa cua đồng, ăn vào dễ ngộ độc thực... (Thứ Ba, 12:30:01 18/05/2021)
- Ăn cá chép thường xuyên cơ thể nhận về cả tá lợi ích quý (Thứ Hai, 12:28:06 17/05/2021)
- Nếu ăn hàng chục quả trứng một ngày, chuyện gì xảy ra? (Chủ nhật, 12:45:09 16/05/2021)
- Ngải cứu ngọt chứa hoạt chất ngăn chặn sự nhân rộng của... (Thứ Ba, 12:29:06 11/05/2021)
- Không phân biệt nam hay nữ, cứ kết hợp ăn lạc cùng 3 loại... (Thứ Hai, 17:34:07 10/05/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023