Những chế độ dinh dưỡng đanh cho trẻ em bị tiểu đường

Thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp góp 50% thành công vào việc điều trị tiểu đường cho trẻ.

Bệnh nhân tiểu đường cũng có những nhu cần năng lượng như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu tăng – giảm còn phụ thuộc vào cơ địa đặc điểm của từng người. Đối với trẻ em điều trị bệnh tiểu đường khá phức tạp. Ngoài việc phải thử đường huyết mỗi ngày, trẻ còn phải tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Trẻ bị tiểu đường type 1 – là bệnh tự miễn nên phải uống thuốc suốt đời.

Trẻ em đang độ tuổi phát triển, nhu cầu dinh dưỡng vô cùng lớn, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn nữa, trẻ cũng chưa có ý thức trong việc kiểm soát bữa ăn và các cơn thèm ăn Vì thế, cha mẹ nên xây dựng ý thức cho trẻ, đồng thời lên sẵn thực đơn phù hợp với trẻ.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng khẳng định: “Trẻ bị tiểu đường cơ thể không tiết đủ lượng insulin cần thiết nên cần phải uống thuốc để có đủ unsulin. Bên cạnh việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, cần phải kiểm soát bữa ăn và sinh hoạt cho trẻ sao cho thật phù hợp vì trẻ đang ở độ tuổi phát triển. Thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp góp 50% thành công vào việc điều trị tiểu đường cho trẻ”.

Có thể nói chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

Tuy nhiên, nhìn chung chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường cần đảm bảo các nguyên tắc: Đủ chất đạm béo, bột đường vitamin muối khoáng với khối lượng hợp lý. Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn. Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý. Duy trì được hoạt động thể lực hàng ngày.

Theo TS Lâm, với trẻ bị tiểu đường do béo phì lối sống cha mẹ cần chủ động giúp trẻ kiểm soát bữa ăn. Giảm khẩu phần ăn mỗi bữa, chia nhỏ bữa ăn và thêm nhiều bữa phụ. Nên ăn nhiều rau xanh, mỗi ngày khoảng 500g rau xanh để quá trình hấp thu đường huyết diễn ra từ từ.

Không ăn quá nhiều đường bột, những thực phẩm cung cấp đường hấp thu nhanh. Nên ăn gạo lứt – gạo lật nảy mầm, khoai củ để tăng chất xơ hạn chế tinh bột

Tránh thịt mỡ, phủ tạng động vật hoa quả nên ăn miếng, không nên xay sinh tố hay ép nước.

Trước khi trẻ tham gia các hoạt động thể chất: chạy nhảy, bơi tập thể dục hay đi xa, cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một ít bánh kẹo (ít ngọt) hay sữa hộp để trẻ có thể được bổ sung đường kịp thời khi bị hạ đường huyết

Tốt nhất là cho trẻ ăn bánh mỳ, nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng sinh hoạt ở trẻ, cần duy trì cho trẻ thuốc uống bình ổn đường máu.

Cha mẹ cần chủ động phòng tránh tiểu đường cho trẻ. Tránh tối đa cho trẻ các thức ăn chế biến sẵn, tránh dùng nước ngọt có ga, tránh thụ động, xem ti vi nhiều. Đồng thời, cha mẹ cũng theo dõi thường xuyên cân nặng của trẻ. Nếu trẻ đột ngột ăn uống quá nhiều, tiểu nhiều  (trên 3l/ngày, xuất hiện tiểu đêm), sụt cân nhanh (có trẻ sụt trên 2kg/tuần) thì nên đưa trẻ đi khám để kiểm soát ngay.

Nhìn chung dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường phải tuân thủ đúng để không tăng đường huyết nhưng nên điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các cháu phát triển.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật