Sữa đậu nành thanh nhiệt cơ thể, đặc biệt hữu ích trong mùa hè nhé!

Đậu nành còn gọi là đậu tương, đại đậu. Đậu nành là một loại “dược thực lưỡng dụng”, nghĩa là có thể sử dụng làm thực phẩm đồng thời dùng làm thuốc.

Đậu nành giàu protid lipid và có những axít amin cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể con người. Ngoài ra đậu nành còn giàu carbonhydrat enzym sắc tố vitaminmuối khoáng

Theo Đông y, đậu nành vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và thận có tác dụng giải biểu, lợi thấp, hoạt huyết, khu phong, giải độc, bổ dưỡng và chữa hoàng đản.

Công dụng: bồi bổ cơ thể tốt nhất với trẻ em nhất là trẻ em còi xương suy dinh dưỡng người mới ốm dậy, làm việc quá sức, làm việc trí óc, người bị tăng cholesterol vữa xơ động mạch tăng huyết áp suy gan thấp khớp gút, đáí tháo đường, người có nguy cơ bị ung thư: vú tiền liệt tuyến dạ dày… có nguy cơ bệnh mạch vành tim Tương đậu nành vị mặn, tính bình; vào tỳ vị, có công dụng điều vị, trừ nhiệt giải độc, trừ phiền.

Món ăn - bài thuốc có đậu nành:

- Sữa đậu nành thêm đường có tác dụng dinh dưỡng cao, vị ngon, thường được dùng làm nước giải khát hay ăn sáng sữa đậu tính vị cam bình bổ phế trừ đàm, thường dùng cho các trường hợp ho suyễn phù nề viêm khí phế quản táo bón huyết hư thiếu máu (đặc biệt thiếu máu do thiếu sắt).

- Đậu phụ: tính vị cam bình, thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, tiêu viêm, an thai giải độc, rất thích hợp cho người cao tuổi phụ nữ thai nghén và người ăn chay

- Tàu hũ (tàu phở): Lớp dịch lỏng đông dính khi làm sữa đậu, tính vị cam lương, ích khí hoà trung, sinh tân thanh nhiệt nhuận táo giải độc, thường bổ sung thêm nước đường gừng tươi để giải khát giải nhiệt. Dùng cho các trường hợp đau đầu kiết lỵ tiểu đường suy nhược, ho suyễn, say rượu

- Giá đậu: là đậu hạt được tưới nước ngâm ủ cho mọc mầm (thường dùng đậu xanh hoặc đậu vàng) tính vị cam hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp. Dùng làm rau ăn sống hoặc nấu chín rất phổ biến ở nước ta.

- Chao (tương đậu phụ) đông dính dạng pho-mát, ngâm trong dung dịch loãng rất giàu các chất dinh dưỡng được người cao tuổi, người ăn chay ưa dùng.

Ngoài ra, tương đậu nành có 2 loại tương mặn và tương ngọt, trong đó tương ngọt còn được dùng làm thuốc chữa các bệnh sau:

- Tương đậu nành 200ml, uống với nước ấm nóng. Dùng cho các trường hợp bị ngạt hơi khí độc.

 - Cháo tương bột sinh địa: sinh địa 20-30g, sấy khô tán mịn, tương 150-200ml, hai thứ trộn với cháo loãng. Dùng cho phụ nữ có thai tiểu ra máu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật