Sữa sẽ biến thành thuốc độc nếu uống theo những cách sau

Có nhiều người pha sữa quá đặc, pha với nước trái cây hay cháo loãng... khiến món sữa bổ dưỡng gây hại cho sức khỏe mà không hề hay biết.

Uống sữa quá đặc

Nhiều người có quan niệm, uống sữa càng đặc thì sẽ có nhiều dinh dưỡng Tuy nhiên, điều này không khoa học. Sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.

Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng táo bón ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.

Pha chung sữa mẹ và sữa công thức

Sữa mẹ và sữa công thức có thành phần, tỉ lệ nước, đạm hoàn toàn khác nhau. Trong đó sữa mẹ gần như là thức uống hoàn hảo cho bé, còn sữa công thức chỉ được chỉ định pha theo hướng dẫn. Nếu mẹ trộn lẫn hai loại sữa này vào chung một bình, các thành phần trong hai loại sữa có thể bị dư thừa, không hề tốt cho bé chút nào. Nguy hiểm hơn, với những bé từ 0-6 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn yếu, bé có thể sẽ bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới tính mạng của bé.

Pha sữa với nước trái cây

Nhiều người có thói quen pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ.

Sai lầm này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do 1 số loại trái cây có tính axit (ví dụ cam chanh, quýt, bưởi, xoài...).

Hơn nữa, khi pha sữa theo cách trên, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng khó tiêu hóa.

Pha sữa với nước cháo loãng

Uống sữa sai cách khiến sữa biến thành chất độc.

Uống sữa sai cách khiến sữa biến thành chất độc.

Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng do trong sữa có nhiều vitamin A còn trong nước cơm thì lại chứa chủ yếu là chất bột và chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A.

Nếu uống loại hỗn hợp này lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu vitamin A trầm trọng gây ra rất nhiều hậu quả cho sức khỏe

Hơn nữa tinh bột trong nước cơm sẽ khiến trẻ khó hấp thu canxi dẫn đến thiếu canxi và các hệ lụy của nó như chậm tăng trưởng chiều cao rối loạn tiêu hóa còi xương suy dinh dưỡng

Trộn nhiều loại sữa với nhau

Đừng trộn nhiều loại sữa với nhau vì làm như vậy có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn

Uống sữa quá nhiều trong một lúc

Cơ thể con người chỉ hấp thu một lượng sữa thích hợp. Người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống. Đối với trẻ em có thể sử dụng lượng ít hơn.

Sữa mới đun sôi để luôn vào phích

Khi đun sôi, nhiệt độ sữa rất cao. Nếu đổ vào phích, sữa dễ bị biến chất; sau 3-4 tiếng thì bị chua (vi khuẩn trong sữa cứ khoảng 20 phút lại sản sinh ra một thế hệ). Việc uống loại sữa này có thể gây đau dạ dày đau bụng tiêu chảy Vì vậy, sữa đun đến đâu nên dùng hết đến đấy, không nên bảo quản trong phích.

Cho đường vào sữa rồi mới đun sôi

Nếu cho đường vào sữa rồi mới đun sôi, dưới nhiệt độ cao, các thành phần của chúng sẽ phản ứng tạo thành chất có độc. Nếu muốn dùng sữa ngọt, hãy để sữa nguội rồi mới cho đường vào.

Không đun sôi sữa đậu nành trước khi uống

Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn nôn đau bụng đi ngoài,… thậm chí ngộ độc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật