Kiểm soát tiểu đường bằng điều chỉnh lối sống có thể bạn chưa biết

Các bạn có biết, khoảng 80% tiểu đường típ 2 có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi một vài lối sống cơ bản. Dưới đây là những điều chỉnh lối sống người bệnh tiểu đường cần tuân theo để kiểm soát bệnh các bạn đọc và chia sẻ cho mọi người cùng xem.

Tiểu đường là một bệnh mạn tính được đặc trưng bởi sự gia tăng lượng đường huyết Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng như đau tim đục thủy tinh thể và loét da sâu.

Chế độ ăn uống

Yếu tố đầu tiên cần xem xét khi lên kế hoạch thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tiểu đường là xác định nên ăn gì và khi nào. Điều quan trọng là thiết lập chế độ ăn uống vừa cân bằng vừa ổn định thường xuyên. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong cơ thể và kiểm soát bệnh.

Bên cạnh đó, một bữa ăn tiêu chuẩn cho bệnh nhân tiểu đường nên gồm khẩu phần cao axít béo không no, các chất chống oxy hóa chất xơvitamin Ngoài ra, tránh các thực phẩm giàu chất béo no và cholesterol do chúng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch

Kiểm soát cân nặng

Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường típ 2). Điều này là do béo phì làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin do vậy khiến cho việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn. Chương trình giảm cân thích hợp cho phép những bệnh nhân cải thiện việc kiểm soát đường huyết Từ đó ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao bệnh tim mạch Đồng thời, nó giúp giảm sự phụ thuộc của bệnh nhân vào thuốc tiểu đường, cải thiện hoạt động insulin giảm hàm lượng đường huyết lúc đói.

Liệu pháp thư giãn

Stress và lo âu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn stress làm tăng sự giải phóng hormon tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormon cortisol từ tuyến thượng thận Loại hormon này, còn được gọi là hormon stress ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể. Vì vậy, cần phải giảm stress bằng cách thư giãn và kỹ thuật thở sâu để ngăn ngừa sự gia tăng biến chứng do tiểu đường.

Chăm sóc bàn chân

Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường diễn biến âm thầm khiến bạn ít cảm nhận được bất cứ tổn thương nào ở chân cho tới khi xuất hiện các nhiễm trùng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bị tiểu đường, bạn cần kiểm tra chân thường xuyên để đề phòng tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bạn nên rửa bàn chân và tay hàng ngày với xà phòng nhẹ và nước ấm. Tiếp theo, nhẹ nhàng lau khô chân, đặc biệt là phần giữa kẽ ngón chân. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển ở những chỗ ẩm ướt. Mặt khác, đi giầy làm từ da thuộc hoặc da lộn với kích thước vừa vặn và mang tất sạch sẽ, khô ráo sẽ tăng cường bảo vệ chân.

Ngủ đều đặn

Giống như thói quen ăn uống điều quan trọng là cần hình thành thói quen ngủ đều đặn cho người bệnh tiểu đường Điều này có thể đặc biệt giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường típ 2 thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormon stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7-8 giờ.

Ngừng hút thuốc

Bên cạnh việc gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để ngăn ngừa những tác hại với cơ thể, hãy duy trì lối sống lành mạnh và bỏ thuốc lá hay bất cứ sản phẩm nào liên quan tới thuốc lá.

Tập luyện

Thay đổi lối sống rất quan trọng giúp bạn khắc phục những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường là thiết lập phác đồ tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵđau tim Tuy nhiên, hãy tư vấn bác sĩ trước khi thực hiện một chương trình tập luyện mới.

BS Tuyết Mai

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật