Ung thư đại tràng gia tăng do lối sống - có thể bạn chưa biết

Ung thư đại tràng là căn bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao. Dưới đây là những sự thật khủng khiếp về bệnh ung thư đại tràng mà bạn nên biết để có những phương án phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ.

Ung thư đại tràng là loại ung thư thường gặp ở các nước phương Tây, đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi Ở Mỹ năm 1996 có 133.500 ca mới xuất hiện và có đến 55.900 người chết, tần suất cao này duy trì suốt 40 năm nay mặc dù tử suất những năm gần đây có giảm đặc biệt là ở phụ nữ

Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự thay đổi về thói quen sinh hoạt và lối sống bệnh có xu hướng tăng lên ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Nguyên nhân gây bệnh 

Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng Một số bệnh hoặc trạng thái bệnh được coi là dễ chuyển thành ung thư đại tràng:

Polyp: polyp nhung mao, polyp đơn độc kích thước l-2cm trở lên, bệnh polyp đại tràng ở những phụ nữ bị ung thư vú hay ung thư tử cung thì có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn những người không bị. Bệnh viêm loét đại tràng bệnh crohn đại tràng  cũng có thể là cơ sở cho Ung thư đại tràng phát triển (3-5%).

Vai trò gián tiếp của các chất ăn uống: chế độ ăn thừa mỡ cholesterol thiếu chất xơ tạo điều kiện ung thư đại tràng.

Yếu tố di truyền: Theo kiểu gen trội những người gia đình có người đã bị ung thư đại tràng hoặc ung nhiều tạng khác hoặc có bệnh Polyp gia đình.... thì tỷ lệ bị ung thư đại tràng cao hơn người ở các gia đình khác.

Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Ung thư đại tràng với một thời gian dài không có triệu chứng, khi có các biểu hiện sau đây cần phải đến khám bác sĩ:

Chảy máu trực tràng, bất luận theo kiểu gì và số lượng bao nhiêu.

Thay đổi thói quen bài phân: táo bón tiêu chảy hoặc táo bón tiêu chảy xen kẽ mới xuất hiện gần đây và kéo dài.

Đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn.

Sốt thiếu máu và tổng trạng suy giảm.

Khi đã phát hiện ra u, tùy theo vị trí của khối u mà có những triệu chứng thay đổi như sau:

Ung thư đại tràng phải: Biểu hiện bởi các triệu chứng toàn thân như: mỏi mệt thiếu máu nhược sắc, sốt và đau bụng mơ hồ, khám thường sờ được khối u vùng hố chậu phải hoặc nửa bụng bên phải trong 50% trường hợp; biểu hiện rối loạn tiêu hóa chủ yếu là tiêu chảy

Ung thư đại tràng trái: Thường nhanh chóng đưa đến chít hẹp lòng đại tràng đưa đến táo bónđau quặn bụng. Khi u nằm ở phần thấp thường phân có dải và dính dây máu. Khối u chỉ sờ thấy trong 1/4 trường hợp.

Ung thư trực tràng được gợi ý trước tiên là do thay đổi thói quen bài phân, có mót rặn và đau sau hậu môn khi đại tiện; chảy máu trực tràng rất đa dạng với toàn máu, hoặc phân nhầy máu hoặc máu chảy riêng ra sau khi đại tiện với số lượng cũng rất thay đổi. Đa số trường hợp thăm trực tràng có thể phát hiện khối u.

Tuy nhiên cũng có trường hợp ung thư đại tràng chỉ phát hiện do di căn nhất là di căn gan hoặc do tắc ruột

Chẩn đoán sớm ung thư đại tràng

Để chẩn đoán sớm ung thư trực đại tràng nhất là khi có các triệu chứng nghi ngờ thì cần thăm trực tràng, soi trực tràng sigma, chụp baryt đại tràng và nếu cần thì soi đại tràng toàn bộ.

Thăm trực tràng là một khám nghiệm rất có giá trị cho việc chẩn đoán ung thư trực tràng khi sờ thấy một khối cứng, gồ ghề và có máu dính găng, cần xác định tính chất di động hay đã dính chặt vào cơ quan kế cận trong khung chậu.

Soi trực tràng sigma: đây là một thủ thuật đơn giản giúp phát hiện 2/3 - 3/4 ung thư đại tràng, cần phối hợp với sinh thiết hoặc cắt bỏ các khối u nhỏ còn nằm ở bề mặt.

Chụp phim baryt đại tràng: cũng giúp phát hiện các khối u có đường kính > 2cm.

Soi đại tràng toàn bộ: cho kết quả rất tốt về mặt hình thái, đồng thời kết hợp với sinh thiết sẽ giúp chẩn đoán sớm; đây là biện pháp cần thiết, tiến hành với các bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư đại tràng 3 - 6 tháng/lần.

Siêu âm nội soi hoặc CT scanner: trong ung thư trực tràng khu trú dưới niêm mạc thì siêu âm nội soi hoặc CT scanner là phương tiện chính giúp chẩn đoán và giúp phát hiện di căn quanh trực tràng và cơ quan kế cận.       

Cần phân biệt với bệnh gì?

U a míp đại tràng; lao hồi manh tràng; crohn hồi - manh tràng, đại tràng; viêm loét đại trực tràng chảy máu

Điều trị như thế nào?

Phẫu thuật: ngoại trừ polyp ung thư hóa chưa xâm nhập cuống là có thể điều trị bằng cắt bỏ qua nội soi, điều trị chủ yếu của ung thư đại tràng hiện nay chủ yếu vẫn là bằng phẫu thuật cắt bỏ.

Xạ trị: Trong một số trường hợp có thể áp dụng đơn độc hoặc phối hợp với phẫu thuật.

Hóa trị liệu: Thường được phối hợp với phẫu thuật thuốc thường dùng là 5 FU giúp làm giảm khối u 50% trong 15- 20% trường hợp

Điều trị bằng Laser: Có thể giúp làm hủy các ung thư bề mặt ở trực tràng, có hiệu quả như điều trị cắt bỏ tại chỗ hoặc xạ trị liệu tại chỗ.

Điều trị tạm thời: Chủ yếu là nhờ vào phẫu thuật cắt bỏ khối u để tránh chảy máu, tắc ruột, thủng ruột. Nếu khối ung thư không cắt bỏ được thì có thể dẫn lưu đại tràng qua hậu môn nhân tạo

Dự phòng

Lý tưởng nhất là phát hiện một cách hệ thống các polyp đại trực tràng trước khi xuất hiện ung thư cho tất cả những người lớn >50 tuổi nhất là ở người có nguy cơ cao: những người đã điều trị polyp hoặc ung thư đại trực tràng hoặc con cháu của họ, hoặc là những người bị ung thư vú tử cung buồng trứng tiền liệt tuyến những người viêm đại tràng mạn. Tìm máu ẩn trong phân để sàng lọc những người sẽ soi đại tràng. Đồng thời giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như giảm thức ăn nhiều mỡ động vật, giảm cholesterol máu, tăng cường thức ăn xơ.

ThS. Nguyễn Bạch đằng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật