Mách nhỏ 4 cách đánh bay cơn mất ngủ bạn nên áp dụng

Theo các bác sĩ, mất ngủ ở người trẻ tuổi gây suy giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động.

Còn mất ngủngười già khiến tăng nguy cơ ngừng thở trong đêm đột tử trong khi ngủ mất ngủ lâu dài gây đái tháo đường tăng huyết áp tai biến mạch máu não đột quỵ

Tại Trung tâm Lão khoa, khoa Thần kinh (BV Lão khoa Trung ương) tỉ lệ bệnh nhân đến khám mất ngủ rất cao, chiếm tới 60-70%, trong đó có rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi rơi vào tình trạng này. Theo PGS.TS. Nguyễn Trọng Hưng, Giảng viên Bộ môn Thần kinh Đại học Y Hà Nội Giám đốc Trung tâm Đào tạo- Chỉ đạo tuyến- Nghiên cứu khoa học, BV Lão khoa Trung ương, với việc xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, tỉ lệ mất ngủ ngày càng nhiều. Nói về việc mất ngủ, có 2 nhóm tuổi: nhóm tuổi trung niên và thanh niên, nhóm tuổi người già trên 60 tuổi.

Ở nhóm tuổi thanh niên bị mất ngủ nguyên nhân thường do quá căng thẳng vì công việc, do làm việc nhiều quá... Với tình trạng mất ngủ này, nếu chúng ta biết điều chỉnh thì có thể khắc phục được. Ngược lại, nếu chúng ta không điều chỉnh, cứ tiếp tục để tình trạng mất ngủ tiếp diễn thì lúc đó mất ngủ sẽ trở thành chứng bệnh mãn tính

Nhóm người cao tuổi trên 60 tuổi hiện nay ngày càng nhiều, chiếm hơn 10% dân số. Như chúng ta đã biết, người cao tuổi thường mắc rất nhiều bệnh. Theo thống kê, người trên 60 tuổi thường trung bình mắc ít nhất là 3 bệnh. Còn người trên 80 tuổi mắc trung bình là 7 bệnh. Và phần lớn người cao tuổi thường bị mắc chứng bệnh mất ngủ. Có đến 60-70% bệnh nhân cao tuổi đến khám ở trung tâm lão khoa than phiền là mất ngủ. Đây là do nguyên do lão hóa não. Từ khi sinh ra đến lúc chúng ta 25 tuổi, não bộ phát triển ổn định. Song từ 25 tuổi trở đi, trung bình mỗi ngày, não bộ chúng ta mất đi 2500 - 3000 nơron do đó gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Bên cạnh đó, người lớn tuổi còn mắc rất nhiều bệnh, như các bệnh lý về tim mạch hô hấp tiêu hóa tiền liệt tuyến gây ra tiểu vặt trong đêm..., cộng thêm sự thay đổi trong sinh hoạt có thể vô hình chung ảnh hưởng tới giấc ngủ ở người già.

Để điều hòa giấc ngủ, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

1. Uống tâm sen

Theo TS.BS. Trần Thái Hà, Trưởng khoa Châm cứu xoa bóp dưỡng sinh BV Y học cổ truyền Trung ương tâm sen của đông y nằm trong nhóm thuốc điều trị mất ngủ. Tâm sen vị đắng, tính hàn, an tâm giúp an thần, hỗ trị điều trị mất ngủ. Chúng ta có thể sử dụng kèm mật ong bởi mật ong cũng là một vị thuốc điều trị mất ngủ, rất tốt cho bệnh nhân mất ngủ.

Có nhiều cách dùng tâm sen, tâm sen hãm để uống có thể uống nhiều lần trong ngày. Còn đối với vị thuốc uống một lần trong ngày, người mất ngủ có thể sắc với vị thuốc khác đông y như vị lạc tiên, hoặc một số vị khác như táo nhân sao (hạt táo chua) có thể sắc làm nước uống trước khi đi ngủ nửa tiếng đến một tiếng. Đó là cách phổ biến cho vị tâm sen, tốt cho người mất ngủ.

Bên cạnh tâm sen, lá tầm vông cũng là vị thuốc dân gian hay sử dụng, có tác dụng an thần cho bệnh nhân. Khi mới bị mất ngủ, hoặc mới chớm bị có thể tự điều trị bằng cách sử dụng phương pháp y học cổ truyền. Có thể dùng 2 vị thuốc này song song được. Liều dùng: bạn có thể sử dụng 8 gram tâm sen đã sao khô mỗi ngày, có thể sử dụng dài ngày (1-2 tháng rồi dừng, rồi sau đó dùng tiếp không vấn đề gì cả).

Về vấn đề này, ThS. Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng, nói đến mất ngủ người ta nghĩ đến tâm sen. Người ta thường dùng tâm sen pha trà uống, tuy nhiên không nên uống vào buổi tối mà chỉ nên uống vào buổi sáng vì trong trà có caffein gây mất ngủ. Nếu mất ngủ, bạn chỉ nên hãm uống riêng tâm sen mà thôi, có thể cho chút mật ong vào rất phù hợp mật ong lại giúp chữa suy nhược cơ thể tâm sen để chữa chứng mất ngủ rất tốt cho sức khỏe

2. Nhân sâm

Sâm là một trong những vị thuốc Đông y rất bổ. Nói tới nhân sâm chúng ta đều công nhận tác dụng rất bổ của nó. Nhiều người đang mệt, chỉ cần nhấm nhấm một lát sâm cũng đã tỉnh hơn. Các bác sĩ cho rằng, với những học sinh, sinh viên đang thi cử cũng có thể dùng sâm được. Tuy nhiên cần lưu ý, sâm có tính lạnh, cần xem có hợp với cơ thể không. Sâm thường gây tỉnh táo vì vậy, chúng ta nên dùng buổi sáng để nạp năng lượng, tỉnh táo học tập Bên cạnh đó, cũng không nên gây áp lực làm tăng stress cho các cháu.

Quan trọng nhất là cần ăn đủ chất (đường, đạm, tinh bột…). Cần chú ý, chăm sóc dinh dưỡng cho sĩ tử cần chăm sóc trí não. Não chỉ sử dụng gluco (bột đường) để tiêu hao năng lượng. Chất gluco chiếm 20% giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh não

Nhiều cháu do thi cử rất lo lắng, học khuya, thức đêm nên cần ăn bữa phụ. Nên cho các cháu uống sữa ăn thức ăn tươi.

3. Bổ sung sữa, thực phẩm giàu magie

Với những người mất ngủ dai dẳng thường ăn uống không ngon miệng, tâm lý bất ổn, cơ thể mệt mỏi ăn không ngon miệng. ThS. Hải khuyến cáo, với người thế này cơ thể suy nhược thiếu dinh dưỡng cho nên cần chọn loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ, bổ sung thêm sữa có thể uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ.

Ngoài ra có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu magiê như chuối nhãn, hạnh nhân làm cho giấc ngủ tốt hơn. Tuyệt đối không nên dùng đồ uống caffein như cà phê, chè, ... Đó là những thực phẩm bạn nên kiêng, những thực phẩm đó làm giấc ngủ khó hơn.

Người bị mất ngủ lâu nên đi khám cụ thể sẽ có hướng điều trị phù hợp, có thể được hướng dẫn tập thêm phương pháp yoga hoặc kết hợp các phương pháp điều trị như xoa bóp bấm huyệt các liệu pháp thư giãn và một số các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng

4. Đi ngủ điều độ

Sắp xếp thời gian đi ngủ điều độ cũng là cách rèn luyện cho bạn có một giấc ngủ tốt hơn. Bạn nên cố gắng đi ngủ trước 22 giờ đêm, nếu ngủ sau thời gian đó thì dễ bị mất ngủ hơn.

Cần sắp xếp để giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi điều độ

Cần sắp xếp để giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi điều độ

Cần sắp xếp để giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi điều độ. Bạn có thể đi dạo, tắm nước ấm, ngâm nước ấm cho vài lá gừng vào trước khi đi ngủ, tuần hoàn máu lưu thông cảm giác dễ chịu đi ngủ sẽ tốt hơn.

Lời khuyên chung mà các bác sĩ đưa ra đối với các bệnh nhân mất ngủ là: đối với người trẻ tuổi là điều phối lại công việc sao cho hợp lý, tránh làm việc quá khuya, trước khi ngủ nên có một số động tác mà tôi gọi nôm na là "vệ sinh giấc ngủ như tập yoga đi bộ hay tắm nước ấm... Nhưng quan trọng nhất là điều chỉnh lại lịch sinh hoạt, làm việc và dùng các chất kích thích

Đối với người cao tuổi thì điều chỉnh các đơn thuốc chữa bệnh, đi bộ khoảng 1 tiếng/ngày, chia làm nhiều lần, chú trọng vào chế độ ăn uống dinh dưỡng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật