Biến chứng bệnh suy thận mạn tính có thể gây tử vong

Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian. Theo nhiều thống kê, bệnh nhân bị suy thận mạn tính có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Thận có chức năng lọc máu, giúp cân bằng điện giải cân bằng nội môi điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Khi đã bị suy thận khả năng thanh lọc và đào thải của thận kém đi, chất độc tích tụ trong người gây rối loạn điện giải cũng như hoạt động các cơ quan tuần hoàn tiêu hóa hô hấp … từ đó đe dọa sự sống của người bệnh.

Quá trình suy thận mạn diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu như sưng phù mệt mỏi xanh xao đau đầu chán ăn buồn nôn tiểu nhiều lần Chính vì thế, bệnh rất khó chẩn đoán sớm nếu không thực hiện những xét nghiệm cụ thể về máu và nước tiểu Theo PGS.TS - Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi - Nguyên Trưởng Trung tâm thận nhân tạo (bệnh viện Bạch Mai), trong số bệnh nhân suy thận, có tới trên 50% chẩn đoán trước đó chưa chính xác 67% phải lọc máu ngay vì nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người bị suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị bảo tồn thì chỉ một vài năm sau có thể tử vong Thực tế đáng buồn là ở nước ta hiện nay, cứ 10 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thì đến 9 người tử vong vì không đáp ứng với phương pháp lọc máu hoặc không được lọc máu. Nguyên nhân là do số lượng bệnh nhân quá lớn, nhưng chúng ta chưa đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật và nhân lực để có thể tiến hành lọc máu cho tất cả bệnh nhân. Trong khi đó, nếu được phát hiện và điều trị bảo tồn từ giai đoạn đầu thì có thể kéo dài thời gian bệnh nhân không cần chạy thận tới vài chục năm. Các biện pháp điều trị bảo tồn được áp dụng bao gồm: chế độ ăn uống sử dụng thuốc giúp ổn định huyết áp ổn định đường huyết điều trị các bệnh nguy cơ khiến suy thận nặng thêm như: đái tháo đường tăng huyết áp các bệnh thận bẩm sinh... Do đó, phát hiện sớm suy thận có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

 

Những điều cần biết cho bệnh nhân suy thận:

Thức ăn nên hạn chế: Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán thực phẩm giàu kali (cam chuối nho đào, chanh, bưởi, lạc hạt điều hạt dẻ socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng thịt thú rừng, đậu đỗ…).

Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang khoai sọ sắn, miến dong); chất đường (đường, mía mật ong hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).

Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga cồn (bia rượu ).

Bệnh nhân suy thận mạn nên kết hợp sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày để dự phòng và làm chậm tiến triển suy thận giảm nhu cầu lọc máu, chạy thận.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật