Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm do norovirut

Norovirus là một nhóm siêu vi gây ra hội chứng viêm dạ dày ruột cấp tính, biểu hiện bằng các triệu chứng đau bụng, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng... Bên cạnh các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn như Samonella, Shigella... thì ngày nay, norovirus là căn nguyên gây ngộ độc thực phẩm khá phổ biến trên toàn thế giới. Theo CDC, hàng năm có khoảng 20 triệu trường hợp nhiễm Neurovirus tại Mỹ, đây cũng được coi là nguyên nhân chính gây nên hội chứng viêm dạ dày ruột.

Tại Mỹ, cứ 15 người dân Mỹ thì có 1 người nhiễm norovirus, ước tính có khoảng 70.000 người nhập viện mỗi năm và có khoảng 800 ca tử vong Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã phân lập được norovirus trong các mẫu hải sản và một số động vật có vỏ như nghêu, sò móng tay hàu... Tuy nhiên chưa có báo cáo thống kê cụ thể về số trường hợp ngộ độc thực phẩm do norovirus.

Đặc điểm, đường lây truyền bệnh và triệu chứng lâm sàng

Norovirus khó tiêu diệt và có thể tồn tại dai dẳng trong môi trường, trên thức ăn, trên bề mặt nhà bếp và các dụng cụ dùng cho chế biến thực phẩm và nấu nướng. Norovirus có thể tồn tại trên bề mặt dụng cụ chế biến thức ăn từ 2 đến 4 tuần trong điều kiện nhiệt độ phòng, kháng lại các hóa chất khử trùng và dung dịch rửa tay thông thường. Norovirus có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ lạnh và có thể chịu được nhiệt độ tới 140oF (60oC).

Norovirus rất dễ lây lan và có thể bùng phát tại bất cứ nơi nào mọi người tập trung hội họp hoặc ăn uống Sự lây lan của vi rút là qua đường tiêu hóa Người làm công việc chế biến thực phẩm có thể làm ô nhiễm norovirus trong thực phẩm và làm cho nhiều người sử dụng thực phẩm bị bệnh. Trong các vụ dịch norovirus xảy ra, 70% là do người chế biến thực phẩm bị nhiễm norovirus. Trong số đó, có 54% liên quan đến việc sử dụng tay trần chạm vào đồ ăn (đồ ăn đã nấu chín, hoa quả tươi rau sống...). Theo thống kê của CDC trong các vụ dịch do norovirus từ 2009 đến 2012: 64% xảy ra tại các nhà hàng, 17% tại các buổi tiệc lớn, 1% xảy ra tại trường học, 1% tại các cơ sở y tế, 4% xảy ra trong dân cư và 13% là các nơi khác. 

Triệu chứng nhiễm độc norovirus thể hiện bởi các triệu chứng: đau quặn bụng nôn mửa đi ngoài phân lỏng, thông thường người bệnh có sốt nhẹ, ớn lạnh đau mỏi cơ. Trong vòng 12 giờ đến 48 giờ sau khi bị nhiễm norovirus, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau bụng buồn nôn nôn, đau quặn bụng, ớn lạnh, sốt và tiêu chảy Bệnh thường lành tính và có thể tự khỏi sau 1 đến 3 ngày, những trường hợp tiêu chảy nặng dễ có các biến chứng nguy hiểm: mất nước và các chất điện giải trụy tim mạch hôn mê và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cần chú ý tới người già trẻ em người có bệnh mạn tính người suy giảm miễn dịch vì dễ có biến chứng mất nước rối loạn điện giải

Biện pháp phòng chống ngộ đôc thực phẩm do norovirus:

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, áp dụng các biện pháp sau đây có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa dịch tái phát:

1. Thường xuyên vệ sinh nhà ăn nhà bếp, vệ sinh sạch sẽ bề mặt và dụng cụ nhà bếp, sử dụng hóa chất khử trùng có chứa Clo, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm trên 60oC trong ít nhất 20 giây trước và sau khi chế biến thức ăn, vệ sinh sạch sẽ và cắt ngắn móng tay.

2. Không dùng tay trần trong chế biến thực phẩm Không ăn hải sản sống như hàu, sò, ngao... Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi Rửa sạch trái cây và rau quả, để ráo nước trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng nước có nguồn gốc rõ ràng và không có ô nhiễm.

3. Tránh tiếp xúc với bất kỳ chất nôn hoặc phân từ người bị bệnh; giặt sạch quần áo bằng xà phòng với nước nóng trên 60oC, tẩy sạch các khu vực có thể đã tiếp xúc với bệnh phẩm bàng hóa chất khử trùng có chứa Clo.

4. Cách ly người bệnh: những người làm công việc chế biến thực phẩm nếu nhiễm norovirus thì phải cách ly ít nhất 48 giờ sau khi đã ổn định các triệu chứng lâm sàng.

5 khử trùng nơi dịch bệnh xảy ra nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại, đặc biệt chú ý tới những nơi tập trung đông người như khu vực ký túc xá, doanh trại, nhà ăn, nhà bếp, tàu du lịch…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật