Cách ngừa tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn, bạn đã biết chưa?

Trong vùng lũ lụt, bà con phải chống chọi với thiên tai, nhiều khi phải vận động vất vả, dầm mưa, ngâm nước, nhịn đói... sức khỏe giảm sút dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, nhất là tiêu chảy. Vậy phải làm gì để phòng chống bệnh hiệu quả?

Khi nào vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy? 

Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy khi có các điều kiện: đủ nhiều về số lượng, bám dính được vào ruột, sản sinh ra độc tố để gây bệnh.

Số lượng vi khuẩn tăng nhiều trong cơ thể do chúng sinh sản hoặc xâm nhập từ ngoài vào qua thức ăn. Tùy loại vi khuẩn mà số lượng đủ để gây bệnh nhiều ít khác nhau.

Sự bám dính: vi khuẩn phải bám dính vào niêm mạc ruột trong quá trình gây bệnh. Như vậy chúng phải cạnh tranh với vi khuẩn thường trú ở ruột để chiếm lấy niêm mạc mới gây bệnh.

Sản xuất độc tố gây bệnh: vi khuẩn sản xuất ra một hay nhiều chất độc tố để gây bệnh. Ví dụ độc tố enterotoxin gây  tiêu chảy do tác động lên sự bài tiết của niêm mạc ruột. Độc tố cytotoxin phá huỷ tế bào niêm mạc và gây tiêu chảy Vi khuẩn Shigella dysenteriae týp 1 sản xuất ra ngoại độc tố có cả hoạt tính của độc tố đường ruột lẫn độc tố tế bào. Vi khuẩn tả tiết ra độc tố enterotoxin làm tăng bài tiết ion Cl-và giảm hấp thụ ion Na+, dẫn tới mất dịch và gây tiêu chảy.

Độc tố của vi khuẩn phá huỷ các tế bào niêm mạc ruột và gây hội chứng lỵ, đi tiêu lẫn máu và nhầy. Neurotoxin do vi khuẩn Staphylococus và Bacillus cereus tạo ra tác động lên hệ thần kinh trung ương gây nôn mửa

Cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh thế nào? 

Dù hằng ngày có một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột qua thức ăn, nhưng chúng không thể gây bệnh được do cơ thể có hàng rào bảo vệ gồm: vi khuẩn thường trú trong ruột, độ axít của dịch dạ dày nhu động ruột, tính miễn dịch.

Vi khuẩn thường trú hay chúng ta thường gọi là vi khuẩn chí là những vi khuẩn có số lượng lớn ở đường ruột, có tác dụng bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tạo khuẩn lạc ở đường ruột. Như thế những người đang điều trị kháng sinh trẻ sơ sinh chỉ có ít vi khuẩn thường trú sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột Cho nên mọi người không nên tự ý mua và uống kháng sinh bừa bãi, vì sẽ làm rối loạn vi khuẩn chí, dễ mắc bệnh tiêu chảy Thành phần các loại vi khuẩn ở ruột cũng quan trọng như số lượng của chúng. Trên 99% vi khuẩn ở đại tràng là vi khuẩn kỵ khí, chúng  tạo ra môi trường có pH axít và nhiều axít béo dễ bay hơi, có tác dụng ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Độ axít  (pH axít) của dạ dày có tác dụng kìm hãm vi khuẩn gây bệnh. Do đó ở bệnh nhân phẫu thuật dạ dày dễ nhiễm khuẩn Salmonella, G. lamblia và dễ mắc bệnh giun sán Dịch axít  ở dạ dày và các globulin miễn dịch có tác dụng diệt trừ bớt số lượng vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào qua thức ăn. Nhưng cũng có một số vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường axít  của dạ dày như Rotavirus.

Nhu động ruột bình thường có tác dụng làm sạch vi khuẩn gây bệnh ở đoạn đầu ruột non Nếu nhu động ruột bị giảm do: dùng thuốc phiện hay các thuốc làm giảm nhu động ruột khác, người có túi thừa, lỗ rò, hay bị xoắn ruột sau phẫu thuật, bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường xơ cứng bì thì dễ nhiễm khuẩn đường ruột và tiêu chảy.

Tính miễn dịch là khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào và tạo kháng thể có vai trò quan trọng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn đường ruột. Những người bị mất sức, đói ăn, dùng thuốc corticoid bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS) dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột do virut, vi khuẩn ký sinh trùngnấm Việc tạo kháng thể chủ động nhờ dùng vacin phòng bệnh có tác dụng giúp cơ thể phòng bệnh.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cấp có nhiều mức độ biểu hiện phù hợp với loại vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nhìn chung các dấu hiệu chủ yếu là: tiêu chảy phân nhiều nước, đi ngoài ngày 1-2 lần, nặng thì đi nhiều hơn 2 lần một ngày, không sốt đau bụng ít hoặc nhiều, mệt lả hoặc không mệt. Vi khuẩn gây viêm ruột do tạo độc tố tế bào, gây bệnh ở đoạn cuối ruột non hay ruột già với biểu hiên: đi lỵ, phân nhầy nhớt lẫn máu đau quặn mót rặn, đi cầu nhiều lần trong ngày, sốt trên 37,8o C, nôn. Vi khuẩn thương hàn gây tổn thương thành ruột, bệnh nhân có sốt thương hàn, mạch và nhiệt phân ly đau bụng

Điều trị  và phòng bệnh

Quan trọng trong điều trị tiêu chảy là bồi phụ muối và nước. Vì vậy việc dùng oresol uống có thể cứu chữa cho nhiều bệnh nhân. Trong trường hợp không có sẵn oresol có

thể thay bằng nước cháo muối, hoặc đường muối (1 thìa cà phê muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước) sẽ được dung dịch thay thế để uống ngay khi bị tiêu chảy Bệnh nhân mất nước nặng hay những bệnh nhân nôn nhiều, không uống được phải truyền tĩnh mạch dung dịch lactat ringer. Khi cần phải dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh.

Phòng bệnh cần thực hiện: "ăn chín, uống sôi", rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống sau khi đi vệ sinh hoặc lao động. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm. Không ăn rau sống tiết canh, mắm tôm, mắm tép sống; không ăn gỏi cá, hải sản sống; không uống nướcnước đá mất vệ sinh. Xử lý phân, chât thải đảm bảo vệ sinh. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật