Hãy lắng nghe cơ thể của bạn để biết bệnh đúng chuẩn

Tiếng kêu phát ra từ một bộ phận của cơ thể bạn, có thể báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm. Vấn đề là bạn có biết lắng nghe cơ thể mình để phát hiện ra bệnh hay không.

Có thể bạn sẽ nghe thấy âm thanh phát ra từ một bộ phận của cơ thể mình và mỗi tiếng kêu lại báo hiệu một bệnh lý khác nhau. Từ trên xuống dưới, bạn có thể gặp các tiếng kêu như sau:

“Súng nổ” trong đầu

Người ta gọi là “hội chứng nổ đầu”, thường xảy ra trước khi bạn ngủ sâu. Nếu bạn đã trải nghiệm hiện tượng này sẽ cảm thấy một âm thanh như tiếng súng hoặc một cuộc đụng độ xảy ra trong đầu. Do bạn đang chìm vào một giấc ngủ sâu, trong khi cơ thể vẫn chưa đạt được sự nghỉ ngơi hoàn toàn nên các giác quan vẫn đang ở chế độ tiếp nhận thông tin.

Ù tai

Có thể bạn đã từng một vài lần bị ù tai nhưng bạn không để ý đến nguyên nhân vì sao tai bạn lại bị ù như thế. Theo các bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng ù tai có thể liên quan đến: các bệnh ở tai như viêm tai giữa xơ hóa tai xốp xơ tai nhiễm độc tai tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai ; phình mạch hay có khối u chèn ép trong não; sử dụng thuốc; chấn thương ở đầu; tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn; thoái hóa của tuổi già; do stress tâm lý hay thể chất (như sau phẫu thuật); bệnh lý của thần kinh tiền đình hay của các vùng não tiếp nhận âm thanh; rối loạn khớp hàm; thoái hóa cột sống cổ, phình động mạch cảnh, bệnh lý mạch máu gây ù tai dạng mạch đập (xơ vữa động mạch tăng huyết áp rò động - tĩnh mạch lân cận)... cũng gây ù tai. Vì vậy bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

Tiếng kêu răng rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang một bên

Bác sĩ Geier (Hoa Kỳ) cho biết, tiếng kêu răng rắc ở cổ cho thấy có thể bạn bị tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ. Nếu đồng thời với tiếng kêu khi bạn cử động, bạn cảm thấy đau đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể là do tác động của hệ thần kinh Nếu bạn còn kèm theo các triệu chứng như tê, ngứa ran ở tay bàn tay hoặc ngón tay, khi đó bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Nhai, ngáp nghe tiếng kêu răng rắc ở hàm

Bác sĩ răng-hàm-mặt Don C. Atkins, ở Long Beach, California (Hoa Kỳ) cho biết: Có thể do viêm khớp thái dương hàm; do hai hàm của bạn không khớp nhau nên mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm sẽ xuất hiện những tiếng kêu răng rắc đáng sợ kèm theo đau ở hàm dưới. Đau vùng khớp thái dương hàm, thường do nhiều nguyên nhân, trong đó hay gặp là loạn năng khớp thái dương hàm. Loạn năng khớp thái dương hàm còn có thể gây ù tai chóng mặt lung lay răng... Các triệu chứng thường tiến triển chậm, xuất hiện thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần rồi tự hết. Vì vậy bạn cần đi khám để điều trị ngay khi phát hiện thấy tiếng kêu và đau.

Với tay lên cao nghe thấy tiếng răng rắc ở vai

Theo bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình David Geier ở Charleston (Hoa kỳ) thì hiện tượng phát ra tiếng kêu răng rắc ở vai khi bạn với tay lên cao là do tình trạng viêm Bursa - một túi chứa đầy dịch nhỏ ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra. Cùng với tiếng kêu đó, bạn còn cảm thấy những cơn đau thì rất có thể khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng có thể bị tổn thương. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Sôi bụng

Có thể đã nhiều lần bạn bị “sôi bụng”. Chẳng hạn khi bạn đang đói  mà nhìn, ngửi hoặc thậm chí nghĩ đến món ăn thơm ngon khoái khẩu nào đó cũng có thể kích thích não bắt đầu quá trình tiêu hóa gây sôi bụng ùng ục. Ngoài ra, sôi bụng còn gặp trong các trường hợp: bạn uống một ly nước sinh tố hoặc cà phê cũng gây ra tiếng “ùng ục” khi chất lỏng đi vào dạ dày và xuống ruột; khi bạn ăn hay uống nhiều món có vị chua như canh chua dưa muối ăn sữa chua Nhưng đó là hiện tượng tăng nhu động ruột và vô hại. Tuy nhiên nếu bạn bị ngộ độc thức ăn thì bụng sôi ùng ục do tăng nhu động ruột cùng với những cơn đau dữ dội. Khi đó bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Cúi xuống nghe tiếng “khục” ở lưng

Buổi sáng sau khi thức dậy bạn làm động tác khởi động tập thể dục hoặc mỗi khi cúi xuống bạn nghe tiếng “khục” nhẹ nơi thắt lưng. Tuy không đau nhưng bạn không thể xem thường vì đây là dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng. Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp thức ăn chứa nhiều canxi như sữa tôm cá kho nhừ ăn cả xương, món xương hầm... kèm theo việc bổ sung vitamin D để tăng hấp thụ canxi Đồng thời bạn cần thực hiện một chế độ tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, tránh mang vác nặng để khỏi tổn thương thêm cột sống

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật