Mệt mỏi, đau bụng tiêu chảy, bạn nên cẩn thận với sán lá ruột
Sau đó bệnh nhân thấy đau bụng kèm theo tiêu chảy xảy ra thất thường. Do sán có miệng bám vào ruột non nơi bám niêm mạc có thể bị loét, sưng nề viêm Người bệnh thấy đau bụng, thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội rối loạn tiêu hóa tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu bụng bị trướng, nhất là ở trẻ em Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác của đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt.
Nếu bị nhiễm sán nhiều và không được điều trị kịp thời sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm phù nề tại ruột non, có thể lan đến tận ruột già một số trường hợp có thể bị tắc ruột Nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn ở những chỗ bị tổn thương thì có hiện tượng viêm và sưng những hạch mạc treo. Ngoài ra, những chất độc tố của sán tiết ra sẽ gây nên những thương tổn và rối loạn chung như toàn thân bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng nhất là ở tim và phổi, bị cổ trướng, lá lách biến đổi tổ chức, có tình trạng thiếu máu hồng cầu giảm... có thể dẫn tới tử vong trong tình trạng bị suy kiệt nặng.
Cần phát hiện và điều trị sớm
Bệnh sán lá ruột có thể điều trị khỏi hẳn bằng thuốc đặc trị. Việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng như đau bụng tiêu chảy phù nề suy nhược cơ thể và các xét nghiệm máu xét nghiệm phân để tìm trứng sán. Vừa qua, tại Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ, có biểu hiện đau bụng. Khi tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, các bác sĩ đã phát hiện có sán lá ruột và gắp ra ngoài. Đáng nói, khi gắp ra và được thả vào lọ nước, con sán lá ruột vẫn sống, bơi trong nước.
Hay như trường hợp ông H. (59 tuổi, ở Yên Thành, Nghệ An) bị phù toàn thân, đau nhức, nôn và buồn nôn không ăn uống nằm liệt... Đi khám tại Viện Huyết học truyền
máu Trung ương vì nghi ngờ bệnh ở máu. Tại đây, xét nghiệm không thấy ông mắc bệnh về máu mà nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng nên ông được chuyển đi xét nghiệm ký sinh trùng Kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị nhiễm 4 loài: giun đũa chó, giun lươn ruột, giun đầu gai, giun lươn não. Sau khi phát hiện ký sinh trùng ông được cho uống thuốc đặc hiệu đáp ứng tốt và đã dần hồi phục sức khỏe
Do đó, đối với những người có nghi ngờ nhiễm bệnh sống trong vùng ngập lụt, thường xuyên ăn rau tái, sống, gỏi, có biểu hiện đau bụng tiêu chảy mệt mỏi chán ăn buồn nôn đau nhức... cần đến cơ sở y tế khám và làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:06 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:03 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:05 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:01 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023