Mối nguy do thiếu nội tiết tố nam, bạn chớ nên chủ quan

Trong cơ thể đàn ông, nội tiết tố nam (testosteron - T) có nhiều tác dụng trong việc sinh tinh, phát triển cơ bắp, chiều cao, ham muốn tình dục, cơ chế cương của dương vật, tác dụng trên nội mạc mạnh nhất là ở dương vật, nam tính, thần kinh làm phấn chấn, sảng khoái, cảm giác khỏe mạnh...

Nghiên cứu sâu hơn về rối loạn cương (RLC) và HCCH trên người từ 23-75 tuổi thấy tăng huyết ápcholesterol cao có mối liên quan với độ nặng của RLC và ở người 70-75 tuổi có nguy cơ RLC gấp 14 lần so với người trẻ 20-29 tuổi. Mức độ giảm sút testosterol và RLC song hành với độ nặng của các thành phần HCCH (trong cộng đồng là 24%). RLC rõ ràng là một yếu tố nguy cơ báo hiệu cho HCCH và kháng insulin (đái tháo đường), cả hai đều là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Nồng độ đường huyết khi đói >110mg/dl, một yếu tố của HCCH, làm tăng độ nặng của RLC.

Suy giảm testosteron ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan và các tạng ở đàn ông trong đó có hội chứng chuyển hóa (HCCH) được coi như một nguy cơ chính cho đàn ông ở thế kỷ 21. Hội chứng này do Hanefel và Leonharde (1981) đặt tên, và tác giả cho rằng, HCCH bao gồm: béo mỡ máu cao rối loạn mỡ máu đái tháo đường týp 2, gút, tăng huyết áp cùng với xơ vữa động mạch gan nhiễm mỡ sỏi mật phát triển trên cơ sở dinh dưỡng quá mức và cơ thể ít vận động.

Một nghiên cứu gần đây (Zhody 2007) cho thấy rõ mối liên quan giữa thiếu androgen với RLC và HCCH bằng cách phân tích BMI trong số 158 đàn ông béo phì BMI càng cao thì càng thiểu năng sinh dục và RLC tăng, còn T thì ngược lại. Một tác giả khác (Kupelian 2006) cho rằng, RLC là chỉ báo tiên đoán của HCCH ở người có BMI nhỏ hơn 25.

Ai cũng biết chắc chắn rằng các thành tố của HCCH ảnh hưởng xấu tới lưu huyết và vì vậy độ bão hòa ôxy cũng bị ảnh hưởng. Người RLC có độ bão hòa ôxy ở dương vật thấp hơn nhiều. Nhưng nghiên cứu gần đây chứng minh 3 vấn đề lớn là rối loạn tình dục liên quen đến HCCH cả ở nam và nữ; tác dụng của chế độ dinh dưỡng tới HCCH ở bệnh nhân có HCCH và chế độ ăn kiêng đã mang lại kết quả tốt cho những người RLC và HCCH. Chế độ này gồm dầu ô liu, quả rau hạt và acid béo omega-3. Sau 2 năm ăn chế độ này, các yếu tố như đường huyết, insulin, LDL, huyết áp đã giảm rõ rệt còn HDL lại tăng rõ rệt. Ở họ cũng tăng rõ rệt các số đo về chức năng cương. Số đo vòng bụng càng to thì RLC xuất hiện càng nhiều.

Mối quan hệ giữa suy năng sinh dục, chủ yếu là suy giảm testosteron, HCCH đái tháo đường bệnh tim mạch và RLC rất phức tạp. Điều quan trọng được thừa nhận rộng rãi là các cá thể được xác định là có HCCH (mà ở Hoa Kỳ là 23% số người lớn) có nguy cơ cao cho sự phát triển suy năng sinh dục, đái tháo đường týp 2 bệnh tim mạch và RLC. Kháng insulin là một yếu tố không thể quên trong nhiều định nghĩa HCCH. Kháng insulin được coi là một tiêu chuẩn chẩn đoán kháng insulin (insulin resistance - IR) góp phần khởi động HCCH và là yếu tố nguy cơ cho cả đái tháo đường và các bệnh tim mạch. Hậu quả lâm sàng của kháng insulin là rối loạn mỡ máu (cholesterol) tăng huyết áp và các bất thường về mạch viêm mạch và nguy cơ viêm tắc mạch. Các chức năng của nội mạc bị rối loạn cũng đi kèm với rối loạn mỡ máu béo phì đái tháo đường. Tất cả những biến đổi này có liên quan tới sự xuất hiện RLC. Rõ ràng có mối liên hệ giữa kháng insulin và biến loạn chức năng nội mạc. Cả hai yếu tố này đều có hàm ý liên quan của HCCH, RLC và đái tháo đường. Suy năng sinh dục là yếu tố quyết định độc lập của biến đổi chức năng nội mạc góp phần vào bệnh lý mạch máu bao gồm cả RLC. Thiếu testosteron đưa tới các dấu hiệu bệnh lý của HCCH tạo ảnh hưởng xấu tới nội mạc gây nên tổn thương ở nhiều mạch máu. Testosteron được coi là mẫu số chung của nhiều bệnh lý ở nội mạc (mạch) và là yếu tố trung tâm cho sự phát triển HCCH.

Chứng cứ nổi trội là khi thiếu testosteron có nhiều nguy cơ phát sinh như béo phì đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. Có nghĩa là T có vai trò quan trọng trong điều hòa nội môi và khi thiếu hụt T bệnh lý của HCCH và các bệnh đái tháo đườngtim mạch phát sinh. Điều trị bằng T đã cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn mỡ máu ở người, giảm tỷ lệ cơ cấu mỡ cơ thể, tăng khối lượng cơ bắp hạ huyết áp và giảm cả nồng độ glucose trong máu. Điều này cùng một ý nghĩa với việc suy giảm T theo tuổi tác, thiểu năng tuyến sinh dục, điều trị ức chế androgen thường gây hậu quả xấu, nguy cơ cao cho sự phát sinh HCCH bệnh tim mạch đái tháo đường và RLC. Sự thay đổi cách sống, chế độ ăn kiêngtập luyện thể dục có ảnh hưởng tốt cho việc giảm nguy cơ của HCCH.

Vì thế sử dụng T và thay đổi cách sống có thể có tác dụng cộng hưởng làm chậm lại và có thể ngưng sự phát triển của HCCH, đái tháo đường týp 2 bệnh tim mạch và RLC. Thêm nữa, kết quả nghiên cứu điều trị những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt (bằng các chất kháng hoặc làm mất tác dụng của T hoặc bằng cách cắt bỏ tinh hoàn) làm phát sinh HCCH, đái tháo đường và RLC.

Tóm lại: T nồng độ thấp trong máu gây nhiều hậu quả tai hại. Nâng cao nồng độ T bằng cách đưa vào cơ thể thêm T có thể có tác dụng phòng nhiều bệnh lý phát sinh ở đàn ông, nhất là khi đã lớn tuổi, trong đó có HCCH béo phì rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và RLC.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật