Những biến chứng và cách phòng bệnh phù não sau khi bị nhiễm virut

Nhiều nghiên cứu cho biết: sau khi mắc bệnh sởi, thủy đậu, tay-chân-miệng, cảm cúm, viêm não Nhật Bản B..., trẻ em dễ bị phù não do mắc hội chứng Reye - Đây là biến chứng có thể nguy hiểm tính mạng của trẻ. Vậy hội chứng Reye là gì? Làm sao cha mẹ phát hiện sớm bệnh này để đưa con đi chữa kịp thời? Câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Đến nay, nguyên nhân gây hội chứng Reye vẫn chưa được biết chính xác. Nhưng các nhà khoa học đã biết rằng: hội chứng Reye gây tổn thương đặc trưng bởi sự phù nề ở não và gan, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên sau nhiễm virut.


Mặt khác, hội chứng Reye cũng có liên quan đến thuốc aspirin dùng để điều trị nhiễm virut hoặc nhiễm khuẩn, nhất là dùng thuốc này điều trị nhiễm virut influenza và thủy đậu. Những trẻ bị rối loạn quá trình chuyển hóa acid béo cũng có nguy cơ phát mắc hội chứng Reye. Việc tiếp xúc với một số chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... cũng có thể dẫn đến hội chứng Reye.

Trong tình hình bệnh dịch ở nước ta hiện nay, nhiều trẻ em bị mắc các bệnh do virut như bệnh sởi thủy đậu tay-chân-miệng cảm cúmviêm não Nhật Bản B nên các bậc cha mẹ cần cảnh giác phát hiện sớm hội chứng Reye để cứu chữa kịp thời cho con.

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Ở một đứa trẻ mới mắc một trong các bệnh do nhiễm virut như: tay-chân-miệng, sởi, thủy đậu viêm não Nhật Bản B cảm cúm nhiễm khuẩn hô hấp khoảng 1 tuần hay đang trong giai đoạn phục hồi, nếu mắc hội chứng Reye, trẻ sẽ có các dấu hiệu như sau:

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dấu hiệu đầu tiên có thể gặp là tiêu chảy thở nhanh. Nếu là trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, những dấu hiệu sớm của hội chứng Reye có thể bao gồm: nôn ói liên tục hoặc kéo dài; buồn ngủ hoặc lơ mơ một cách bất thường; khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng có thể nặng hơn với các biểu hiện: trẻ có các hành vi dễ kích động, hung hăng hoặc vô lý; một số bệnh nhi có động kinh, yếu hoặc liệt tay và chân; mất ý thức...

Khi phát hiện trẻ bị các triệu chứng trên, cần phải được đưa đến phòng cấp cứu. Về rối loạn sinh hóa, ở hội chứng Reye, trẻ bị hạ đường huyết trong khi nồng độ amoniac và acid máu lại tăng. Cùng sự diễn tiến của bệnh, trẻ bị phù nề gan do quá trình tích tụ mỡ, đồng thời trẻ cũng bị phù não gây ra các tai biến lú lẫn hoặc mất ý thức.

Cần làm các xét nghiệm: máu và nước tiểu phát hiện rối loạn quá trình oxy hóa acid béo và các rối loạn chuyển hóa khác để tầm soát hội chứng Reye.

Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân khác của thay đổi hành vi ở trẻ. Sinh thiết da để kiểm tra chứng rối loạn quá trình oxy hóa acid béo hoặc các rối loạn trao đổi chất

Biến chứng nguy hiểm

Một số nghiên cứu cho thấy: có trên 80% trẻ em và thiếu niên bị hội chứng Reye vẫn còn sống nhưng thường bị tổn thương não vĩnh viễn ở nhiều mức độ khác nhau gây liệt hoặc yếu đuối. Nhiều trường hợp nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, trẻ sẽ bị tử vong trong vòng vài ngày.

Điều trị khó khăn

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng Reye cần được điều trị tại bệnh viện trong đó, những trường hợp nặng có thể được điều trị ở khoa săn sóc đặc biệt. Cán bộ y tế phải theo dõi sát huyết áp và những dấu hiệu sinh tồn khác của bệnh nhi. Việc điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp: truyền dịch qua tĩnh mạch để nuôi dưỡng bệnh nhi và điều chỉnh cân bằng các chất điện giải

Dùng một lượng nhỏ insulin để tăng chuyển hóa đường. Dùng corticoid để điều trị phù nề ở não; thuốc lợi tiểu để giảm áp lực nội sọ và tăng đào thải dịch qua đường tiểu thuốc chống động kinh; thuốc ngăn chặn cơn động kinh. Các loại thuốc để ngăn ngừa chảy máu Xuất huyết do bất thường gan có thể cần điều trị bằng huyết tương vitamin K và tiểu cầu Nếu bị khó thở trẻ có thể cần phải được trợ giúp bằng máy thở.

Phòng bệnh rất quan trọng

Hội chứng Reye có thể gây tàn phế hoặc tử vong cho trẻ mắc bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh trở nên rất quan trọng để bảo vệ, cứu sống trẻ em. Muốn thế, các bậc cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như sau:

Không dùng thuốc aspirin bao gồm thuốc nguyên chất aspirin và những loại thuốc khác có chứa aspirin cho bất kỳ trẻ nào dưới 18 tuổi, đặc biệt là để điều trị nhiễm virut. Luôn đọc kỹ nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ uống, chú ý các sản phẩm hỗ trợ chứa aspirin, ví dụ như alka-seltzer và pepto-bismol...

Nếu trẻ bị cảm cúm sởi, thủy đậu, tay-chân-miệng hoặc những bệnh nhiễm virut, nên dùng những loại thuốc khác để hạ sốt hoặc giảm đau không dùng aspirin Trường hợp trẻ bị một số bệnh mạn tính như Kawasaki, bệnh viêm khớp dạng thấp thể thiếu niên cần phải điều trị lâu dài bởi những loại thuốc có chứa aspirin thì những trẻ này phải tiêm vaccin đầy đủ, phòng các bệnh thủy đậu cúm hằng năm để tránh 2 loại virut này có thể gây bệnh với nguy cơ mắc hội chứng Reye cao. Cần tiến hành sàng lọc sơ sinh cho chứng rối loạn quá trình oxy hóa acid béo để xác định trẻ em có nguy cơ phát triển hội chứng Reye.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật