Những lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi

Nguyên nhân gây sốt

Có nhiều nguyên nhân gây nên sốt cả ở trẻ em và người lớn tuổi. Ở trẻ sơ sinh khi trẻ bị sốt có thể do nhiễm khuẩn rốn hoặc nhiễm khuẩn do sặc nước ối gây viêm đường hô hấp trên viêm phế quản viêm phổi nhất là trẻ sinh ra thiếu tháng, nhẹ cân. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh bị sốt do thiếu nước khi chào đời vài ba ngày bị thiếu sữa mẹ Thời tiết nắng nóng cũng có thể làm cho trẻ mất nước nhất là trẻ mới lọt lòng vài ba ngày mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài và có thể bị sốt. Hầu hết trẻ em và người lớn tuổi bị sốt là do nhiễm khuẩn.

Bệnh nhiễm khuẩn gây sốt gặp nhiều nhất là viêm đường hô hấp như viêm mũi họng, tai. Một số bệnh có khả năng gây thành dịch như sốt xuất huyết (cả người lớn và trẻ em) viêm não sởi, sốt phát ban thủy đậu bệnh tay - chân - miệng (chủ yếu ở trẻ em chưa có miễn dịch với tác nhân gây bệnh).

Khi nào thì dùng thuốc?

Không phải cứ sốt là dùng thuốc hạ nhiệt ngay mà tùy theo mức độ của sốt. Thông thường, khi sốt nhẹ không nên dùng thuốc hạ nhiệt ngay mà nên chườm nước ấm, không được chườm lạnh hoặc không dùng nước đá để chườm cho người bệnh bất kể là trẻ em hay người trưởng thành. Để có hiệu quả thì cần dùng khăn sạch nhúng nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bệnh khoảng 2oC).

Chườm vào trán, nách, bẹn nơi có các mạch máu lớn đi qua để làm tỏa  nhiệt nhanh hơn. Khi người bệnh đã giảm thân nhiệt gần với mức bình thường (37oC) thì ngừng lau mát, sau đó nếu thân nhệt lại tăng lên thì công việc lau mát lại tiếp tục. Không nên mặc nhiều áo, quần, tã lót (trẻ nhỏ) và nên nằm ở nơi thoáng mát. Không nên nằm trong phòng máy lạnh ở nhiệt độ thấp và cũng không nên quạt mát bằng cách cho quạt xoáy gió vào người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Nên ăn bình thường, tốt nhất là các loại thức ăn nhuyễn (cháo, súp). Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường cả về số lần cả về thời gian cho trẻ bú. Cần uống nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất do sốt, nhất là sốt cao, kéo dài. Loại nước thông dụng hiện nay là dung dịch oresol (ORS).

Có hai loại ORS được các nhà sản xuất đóng gói khác nhau. Loại dùng cho trẻ em thường là 5,63g/gói. Loại này khi pha cho 1 gói ORS vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội, khuấy thật đều rồi cho trẻ uống với liều lượng như sau: trẻ nhũ nhi (dưới 24 tháng/tuổi) uống 50ml/lần, mỗi ngày (24 giờ) cho trẻ uống từ 2 - 3 lần; trẻ trên 2 - 10 tuổi thì cho uống 100ml/lần, ngày cho uống từ 2 - 3 lần; trẻ trên 10 tuổi thì khi nào trẻ khát nước là cho uống, uống theo nhu cầu của trẻ. Với người lớn có thể dùng loại 5,63g/gói pha vào 200ml nước uống theo nhu cầu (hết thì pha tiếp) hoặc dùng loại của người lớn pha vào 1 lít nước, uống theo nhu cầu.

Nếu không có ORS thì pha dung dịch gồm muối ăn và đường mía hoặc đường glucoza. Cứ 2 thìa gạt (loại thìa cà phê) muối  ăn với 8 thìa gạt đường pha trong 1 lít nước đã đun sôi, để nguội. Lắc thật đều cho tan hết muối và đường rồi uống với liều lượng như uống ORS. Nên uống thêm các loại nước quả như nước cam chanh tươi, nước ép dưa hấu xoài. Khi đã chườm mát nhiều lần mà thân nhiệt không giảm, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi phải đề phòng trẻ bị co giật do đó cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Trong khi chưa thể đưa người bệnh đến cơ sở y tế được thì cần cho người bệnh uống thuốc hạ nhiệt (thuốc hạ sốt).

Có nhiều loại thuốc hạ sốt được bán ở các quầy thuốc Tây y nhưng loại thông dụng và an toàn là paracetamol. Liều thông dụng cho người lớn tối đa là 10mg/1kg cân nặng, cứ sau mỗi 6 giờ uống 1 viên 500mg, nếu vẫn sốt trên 38oC.

Đối với trẻ nhỏ thì nên dùng loại viên đạn đặt hậu môn thuận lợi hơn, nhất là trẻ có kèm theo nôn, trớ. Liều lượng trung bình với trẻ là 5 - 10mg/kg cân nặng.

Đối với trẻ lớn hơn hoặc không có viên đầu đạn paracetamol thì cho uống paracetamol với liều lượng như sau: dưới 1 tuổi cho uống 60mg/lần; từ 1-3 tuổi cho uống từ 60 - 120mg/lần; từ 3 - 6 tuổi cho uống 120mg/lần; từ 6 -12 tuổi cho uống 240mg/lần. Cứ sau 4 - 6 giờ cho uống 1 lần, nếu như trẻ vẫn còn sốt trên 38oC. Khi tình trạng sốt của trẻ không cải thiện được thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt, không được chần chừ nhất là trẻ nhỏ (sơ sinh, nhũ nhi).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật