Tại sao bị loãng xương? Những nguyên nhân bạn cần biết

Ngày nay, bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Đau nhức xương và các khớp xương vào ban đêm là biểu hiện đầu tiên của loãng xương.

Ngoài ra mệt mỏi một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người loãng xương Vì vậy, người bệnh phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức thận trọng tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương đặc biệt là xương đùi.

Tập luyện để ngừa bệnh loãng xương

Tập luyện để ngừa bệnh loãng xương


Loãng xương làm thay đổi cấu trúc xương, xương bị tổn hại, lực của xương bị suy giảm và dẫn đến xương dễ bị gãy, nứt, rạn. Loãng xương sẽ làm cho tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hormon sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đầy đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng), sẽ gây loãng xương.

Với phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, lượng hormon oestrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng rất dễ bị loãng xương Vì suy giảm hormon oestrogen sẽ làm tăng hoạt tính của tế bào tuỷ xương, từ đó, khối lượng xương sẽ mất dần dần theo năm tháng kể từ khi tiền mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%).

Ngoài chế độ dinh dưỡng nội tiết tố, bệnh về tuyến thượng thận cường giáp trạng suy thận bệnh yếu, liệt chi, chấn thương hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày hoặc do lạm dụng thuốc corticoid trong một thời gian dài, còn có nhiều yếu tố thuận lợi khác (gọi là yếu tố nguy cơ) làm cho bệnh loãng xương tăng lên nếu như một người nào đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động béo phì

Lời khuyên của thầy thuốc

Muốn phòng bệnh loãng xương tốt nhất là ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi protein vitamin D như tôm, cua, ốc uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi sinh tố D. Nên ăn thêm trái cây rau giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hoá của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật