Thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em và phụ nữ mang thai

Bệnh lý thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là ở các quốc gia nghèo. Bởi vậy chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh này cũng như nguyên nhân, tác hại để đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?

Chúng ta biết rằng hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong công thức máu  Bệnh biểu hiện khi MCV< 80fl với MCV là thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit), MCV được tính bằng công thức: MCV = phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm / số hồng cầu. Bình thường máu trong cơ thể của chúng ta màu đỏ,hình thành bởi các hồng cầu. Nhưng khi các hồng cầu nhược sắc khiến cho màu của máu thay đổi. Khi đó ta gọi là thiếu máu hồng cầu nhược sắc.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là bệnh phổ biến trên thế giới

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là bệnh phổ biến trên thế giới

Ở trẻ em:

Bệnh nhược sắc ở trẻ em là hiện tượng các trẻ em mắc hội chứng thiếu máu nhược sắc Ở trẻ em bệnh này không biểu hiện ra ngoài cho tới khi trẻ em được 4 tháng tuổi. Chúng ta vẫn có thể nhận diện được các dấu hiệu của bệnh ở trẻ em như

- Trẻ bị đau: Điều này làm trẻ quấy khóc do cơn đau bắt nguồn từ các tế bào hồng cầu nhỏ hình liềm làm nghẽn dòng chảy của máu. Cơn đau do bệnh thiếu máu ở trẻ em có thể kéo dài từ vài giờ tới vài tuần, thậm chí phải nhập viện

- Trẻ bị sưng phù tay chân: Đây là dấu hiệu đầu tiên ở trẻ khi mắc hội chứng này

- Nhiễm trùng tái phát ở trẻ: Cũng là dấu hiệu rõ rệt, và nhiễm trùng có thể nguy hiểm tới tính mạng của trẻ

- Trẻ chậm phát triển: Do không đủ chất dinh dưỡng vì lượng tế bào hồng cầu dị dạng làm mất đi nhiều chức năng

- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đây cũng là một nguy cơ cao khi thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em

Khi mang thai:

Ngoài các lý do chính của bệnh thì còn có trường hợp là người bệnh cần nhu cầu cao về chất sắt như khi mang thai của các bà bầu thiếu máu khi mang thai với người phụ nữ ở trạng thái sinh đẻ thì có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi

Thiếu máu hồng cầu nhỏ xảy ra ở trẻ em và phụ nữ mang thai

Thiếu máu hồng cầu nhỏ xảy ra ở trẻ em và phụ nữ mang thai

- Nguyên nhân thiếu máu khi mang thai như sau:

Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chúng tôi sẽ phân ra làm 2 dạng chủ yếu nhất:

+ Do thiếu sắt:

Thai phụ phải chia sẻ lượng máu với thai nhi nên thiếu máu

Thai phụ không có chế độ dinh dưỡng tốt và đầy đủ, bao gồm bổ sung thêm sắt vào khẩu phần ăn mọi ngày.

Người mang thai mắc một số chứng bệnh về đường ruột có nguy cơ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ: viêm đường ruột hoặc viêm dạ dày hoặc có tiền sử đã từng làm phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột, đoạn dạ dày

Trong thời gian mang thai người mẹ sinh hoạt không lành mạnh qua việc uống các chất kích thích cà phê, nước uống có gas,...

Người mang thai bị bệnh ung thưhệ tiêu hóa hoặc chảy máuđường tiết niệu mất máu trong quá trình phẫu thuật hoặc u xơ tử cung đều cũng đều là nguyên nhân của bệnh khi mang thai

+ Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai do người mẹ mắc bệnh hồng cầu nhỏ bẩm sinh:

Từ nhỏ, người mẹ đã bị hội chứng này

Đối với các thai phụ, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh khi mang thai thì cần phải tới các cơ sở y tế chức năng để tìm hướng điều trị phụ hợp và kịp thời nhất. Nếu do thiếu sắt có thể bổ sung sắt còn nếu do di truyền thì cần phác đồ điều trị phù họp hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật