Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết và các loại thuốc điều trị

Do chưa hiểu đầy đủ sinh lý bệnh sốt xuát huyết , nên việc dùng thuốc ở tuyên dưới đặc biệt là tại nhà có những thiếu sót, cần được khắc phục.

Những điều cần biết về bệnh:

Virus Dengue (Đăngơ), có thể gây ra sốt xuất huyết không có sốc, hoặc sốt xuất huyết có sốc.

Sốt xuất huyết có sốc có 3 biểu hiện: Giãn mạch làm cho huyết tương thoát ra ngoài thành mạch dẫn đến máu bị cô đặc, giảm lượng máu lưu thông, gây sốc. Rối loạn  đông máu biểu hiện ở ba điểm: biến đổi thành mạch, hạ tiểu cầu rối loạn đông máu Hệ thống bổ thể và làm giảm C3- C5 huyết thanh bị kích hoạt.

- Sốt xuất huyết không sốc: Sự giãn mạch chỉ ở mức độ nhẹ, lượng huyết tương thoát ra ngoài thành mạch ít nên không gây sốc.

Virut Đăngơ có cách phát triển trong cơ thể khác thường: Virut ( kháng nguyên) có ái tính với tế bào đơn nhân- đại thực bào. Kháng thể (do cơ thể sinh ra) không ngăn cản virut hoạt động, trái lại làm cho virut phát triển nhanh hơn.

Có thể giải thích  cơ chế của các hiện tượng trên: Thoạt đầu, kháng thể  làm cho virut gắn với tế bào đơn nhân - đại thực bào thành một tổ hợp. Sau đó, các tế bào lympho tấn công vào tổ hợp  này, phá hủy các tế bào đơn nhân-đại thực bào nên lại giải phóng ra virut và chất gây giãn mạch, tromboplastin bạch cầu chất hoạt hóa C3. Chất C3 lại hoạt hóa thành chất kích thích tế bào đơn nhân- đại thực bào,  rồi lặp lại chu trình trên. Như vậy, kháng thể không chặn được virut, chất gây giãn mạch thì được tiết ra liên tục.

Nắm vững bệnh sinh mới dùng thuốc đúng, hiệu quả

Một số điều cần chú ý khi dùng thuốc

 Dùng thuốc hạ sốt:

Chỉ dùng paracetamol với liều mỗi lần 15 mg/ kg thể trọng. Không dùng aspirinaspirin ngăn tập kết tiểu cầu chống đông máu, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn. Tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng không lợi này (tuy mức độ khác với aspirin). Có một số biệt dược kép chữa cảm cúm làm giảm đau có chứa kháng viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac). Khi mới nhiễm  Đăngơ,  chưa có sự xuất huyết ngay mà có biểu hiện giống như cảm cúm (sốt đau cơ đau khớp). Nếu nhầm bệnh, dùng  loại  biệt dược kép này thì nguy hiểm như dùng aspirin

 Dùng dịch truyền:

Chọn dịch truyền:

Huyết tương thoát ra ngoài, thể tích máu trong lòng mạch giảm, sốt cao gây mất nước làm tăng thêm sự giảm sút này, máu cô đặc lại huyết áp hạ, nhịp tim nhanh, nên cần phải truyền dịch Sự mất dịch này chủ yếu là mất nước, ít mất natri Cần chọn loại dịch chứa ít natri. Tốt nhất là dung dịch Ringer lactate. Nếu không có thì dùng dung dịch natri chlorid đẳng trương (0,9%) glucose đẳng trương ( 5%). Chỉ khi rất nặng (cấp cứu ở bệnh viện) mà truyền các dung dịch này huyết áp vẫn không hồi phục, thì mới chuyển sang truyền các dung dịch cao phân tử.

Khi mắc sốt xuất huyết người bệnh rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ Cần ưu tiên  dùng loại uống (ở độ I, đầu độ II), khi cần mới truyền (cuối độ II và II). Theo bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nếu cho 100% người dùng Oresol (ORS) ngay khi nhập viện, thì số người còn lại cần truyền dịch chỉ khoảng 15%. Cần có dụng cụ đo lường (dung tích 1000ml) đủ nước (đun sôi, để nguội) để khi hòa 01 gói ORS vào vừa đủ 1000ml sẽ có dung dịch ORS đẳng trương. Nếu không, người bệnh sẽ cho cả gói ORS vào bát ăn (chỉ 300ml) cho từng ít nước vào, gạn  ra  uống; hoặc pha bột ORS vào nước khoáng ( đã có sẵn muối); cách pha sai này sẽ tạo ra dung dịch ORS ưu trương, uống  dung dịch ưu trương sẽ bị khát, lại uống tiếp nên quá liều, sẽ bị nhiễm độc do thừa muối.

Liều lượng, tốc độ truyền:

Liều lượng: Thận trọng trẻ lúc chưa mắc bệnh (P1), khi bị mắc bệnh, mất dịch (P2) thì lượng dịch bị mất cần bù là P2- P1. Cần  bù đủ trong 24 giờ (8 giờ đầu bằng 50%, 16 giờ sau là 50%) lượng dich bị mất...

Tốc độ truyền: Từ lượng dịch cần bù, tính ra tốc độ truyền bằng ml/giờ. Tốc độ tính bằng ml/giờ, chia ra lam 3 lần thì bằng tốc độ tính bằng giọt/phút.. Ví dụ: tốc độ  100ml/giờ  bằng với tốc độ  33 giọt /phút. Qui ra tốc độ tính bằng giọt/ phút dễ theo dõi hơn.

Khi nhập viện, thận trọng chỉ có số đo P2 ít khi có số đo P1. Theo kinh nghiệm, trên trẻ em Việt Nam, người ta đưa ra một cách tính liều bù dịch theo thận trọng P2 (tính bằng ml/kg/ 24 giờ) lần lượt vào các ngày thứ 1-2-3 như sau: Trẻ 7kg liều (220-165-132) ; Trẻ  8 kg- 11 kg, liều (165-132-88); Trẻ  12-18 kg liều (132-88-88); Trẻ  18 kg l  liều (88-88-88)  ml/ kg/24 giờ. Dựa vào chuẩn này, tính được liều bù dịch trong 24 giờ ứng với từng cân nặng cụ thể.

Tương tự, liều bù dịch cho người lớn:  Ở độ II, ở giờ đầu là 6-7ml/kg/giờ; ở giờ thứ 2 -3 là 5ml/kg/giờ; ở giờ thứ 4-5 là 3ml/kg/giờ. Ở độ III, thì truyền với tốc độ nhanh hơn, ứng với các khoảng thời gian trên là lần lượt các liều: 15-20ml/kg/giờ-10ml/ kg/ giờ và  7,5ml/kg/ giờ.  Tính ra với độ II, người nặng 50 kg thì lượng dịch truyền tương ứng với các thời gian trên sẽ là là 350ml+ 500ml+300ml tổng cộng trong 5 giờ là 1150ml.

Truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, rõ nhất là ứ đọng nước trong các mô, tổ chức (như tràn dịch màng phổi).

Truyền với tốc độ cao (trong 1giờ  làm thay đổi nồng độ  natri máu quá 1 mEq/ lít). Thì làm cho lượng natri  tăng quá nhanh, gây ra sự quá liều tức thời, không có lợi.

Thiếu sót trong truyền dịch (đặc biệt ở tuyến dưới, ở nhà) là truyền thừa dịch, truyền tốc độ cao, một phần do tính toán, nhưng phần lớn hơn là thiếu theo dõi điều chỉnh tốc độ và ngừng truyền đúng lúc.

Có cần dùng kháng sinh?

Kháng sinh  chỉ làm suy yếu virut rồi cơ thể sinh ra kháng thể diệt virut (qua con đường thực bào). Như nói trên, với Đăngơ, thì kháng thể lại không ngăn cản virut mà còn làm virut phát triển. Hiện cũng chưa  có  kháng sinh đặc hiệu với Đăngơ. Do đó, không thể dùng kháng sinh chữa sốt xuất huyết Trong sốt xuất huyết máu bị cô đặc, nếu dùng kháng sinh bao vây thì nồng độ của kháng sinh trong máu sẽ  cao và tính độc của kháng sinh cũng sẽ cao hơn  nhiều lần ngay ở liều bình thường. Do thế không nên tự ý dùng  kháng sinh bao vây. Nếu trường hợp đặc biệt, vừa bị sốt xuất huyết vừa bị cúm (như A/H1N1chẳng hạn) thì thầy thuốc sẽ có điều chỉnh thích hợp trong việc chữa bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật