Ung thư túi mật: Phát hiện sớm để điều trị triệt để

Ung thư túi mật là một loại ung thư hiếm gặp nhưng điều trị khó do ung thư lan rộng, nhanh và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan.

Nguyên nhân gây ung thư túi mật

Ung thư túi mật là tình trạng hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật: Sỏi mật và viêm túi mật người có tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị hoặc con cái) mắc ung thư túi mật; những người mắc vi khuẩn thương hàn (Salmonella); tuổi tác và giới tính (thường gặp ở người già và phụ nữ).

Một số nguyên nhân khác như béo phì hút thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất công nghiệp chứa nitrosamine... cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư túi mật.

Dấu hiệu nhận biết

Ung thư túi mật thường không gây ra triệu chứng cho đến khi bệnh phát triển vào giai đoạn cuối hoặc có thể được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm và sỏi.

Một số dấu hiệu có thể xuất hiện sớm hơn: Đau bụng, nôn hoặc buồn nôn vàng da vàng mắt u cục ở bụng..

Các triệu chứng khác ít gặp: Ăn kém ngon miệng giảm cân sốt ngứa da nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt hay chứa nhiều dầu mỡ.

Chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác ung thư mật, trước hết phải khám sàng lọc các yếu tố liên quan đến gia đình. Sau đó, thăm khám lâm sàng: Kiểm tra vùng bụng để xác định những bất thường nếu có như u cục đau hoặc tích tụ dịch. Da và mắt sẽ được kiểm tra xem có màu vàng bất thường không. Các hạch bạch huyết cũng được khám để tìm khối u có thể xuất hiện nếu ung thư túi mật đã lây lan đến các hạch này.

Ngoài ra, cần làm một số xét nghiệm: Siêu âm, CT scanner bụng (siêu âm và CT scanner còn giúp hướng dẫn chọc kim sinh thiết khối u giúp chẩn đoán tế bào học) xét nghiệm máu xét nghiệm hình ảnh, nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Cần lưu ý, một số tổn thương túi mật có thể nhầm với ung thư túi mật như adenome túi mật u mỡ ứ đọng trong túi mật chất dạng cholesterol polyp túi mật. Trong trường hợp ung thư túi mật lan vào đường mật chính thì cần phân biệt với ung thư đường mậtung thư đầu tụy Để tránh nhầm lẫn, cần làm các xét nghiệm như siêu âm, CT scanner, chụp đường mật có cản quang hoặc nội soi ổ bụng.

Có điều trị được không?

Các phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật: Nếu ung thư mới phát triển ở giai đoạn đầu, phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u. Nếu ung thư đã lan rộng, các phẫu thuật giảm nhẹ có thể được xem xét để làm giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống người bệnh như: Đặt stent đường mật, phẫu thuật bắc cầu (bypass mật).

Xạ trị: Được dùng để hỗ trợ cho biện pháp phẫu thuật. Nếu kích thước khối u quá lớn hoặc nó nằm ở vị trí không thuận lợi thì xạ trị sẽ giúp làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngược lại, nếu sau phẫu thuật, tế bào ung thư vẫn có khả năng còn sót lại thì xạ trị sẽ được sử dụng để tiêu diệt chúng, nhằm ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hóa trị: Uống hoặc tiêm truyền thuốc thường kết hợp cùng xạ trị sau phẫu thuật để hạn chế ung thư tái phát. Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Liệu pháp giảm nhẹ: Sử dụng thuốc giảm đau mạnh như morphine

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật