Viêm màng não mủ: Dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn bạn nên đề phòng

Các bệnh thường có một hoặc vài triệu chứng giống nhau gây khó khăn trong việc chẩn đoán, đặc biệt là viêm màng não mủ.

Viêm màng não mủ là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy Sự viêm nhiễm này sẽ gây nên tình trạng sinh mủ bên trong hệ thống thần kinh trung ương nên gọi là viêm màng não mủ.

Mới đây bệnh viện Bạch Mai đã điều trị thành công cho một bệnh nhi 9 tháng tuổi ở Nam Định bị viêm màng não mủ Bệnh nhi bị sốt cao ho tiêu chảy; được bác sĩ tuyến huyện chẩn đoán là viêm phổi và điều trị theo hướng viêm phổi

Tình trạng sốt và tiêu chảy không đỡ, bệnh nhi được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, tại bệnh viện Bạch Mai, bé được nhập viện với chẩn đoán ban đầu là viêm phổi Trong quá trình điều trị thấy có biểu hiện  nghi ngờ, bệnh viện Bạch Mai đã chọc dịch não tủy và đã bệnh nhi được chẩn đoán  và điều trị tích cực bệnh viêm màng não mủ.

Sau 2 tháng điều trị bé đã khỏi và không có di chứng. Trường hợp của em bé 9 tháng tuổi này là một trường hợp hi hữu may mắn khi bé được chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại tổn thương gì, mặc dù được chẩn đoán muộn. Bệnh này nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng thì người bệnh có thể khỏi hoàn toàn không di chứng hoặc tránh được những di chứng nặng nề.

Một số trường hợp viêm màng não mủ có các dấu hiệu ban đầu dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy hoặc viêm phổi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì hậu quả rất nghiêm trọng.

1. Triệu chứng điển hình bệnh viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ thể điển hình thường được phát hiện sớm với các hội chứng:

 - Hội chứng nhiễm trùng: bệnh nhân sốt cao, rét run, dùng thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng nhất thời hoặc không hạ được sốt, thể trạng hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn. Trẻ nhỏ thì suy sụp, bỏ bú, li bì…

- Hội chứng màng não: nôn nhức đầu táo bón cứng gáy, tư thế người ưỡn cong, thóp phồng co giật hôn mê mê sảng sợ ánh sáng….

- Chọc dò dịch não tủy xét nghiệm: Dịch não tuỷ áp lực tăng, nước đục dạng ám khói, hoặc đục như mủ, nuôi cấy có vi trùng trong dịch não tủy, lượng albumin tăng cao, bạch cầu đa nhân tăng cao…

- Xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu tăng cao, trong đó bạch cầu trung tính chiếm ưu thế.

2. Các dấu hiệu không đặc trưng cần cảnh giác bệnh viêm màng não mủ

Những trường hợp không điển hình triệu chứng viêm màng não không rõ ràng, bệnh ẩn dưới dạng bệnh khác thường dễ bị chẩn đoán nhầm. Cho nên cần cảnh giác đề phòng bệnh viêm màng não mủ khi thấy:

- viêm màng não mủ do vi khuẩn gây bệnh từ một ổ nhiễm nhiễm trùng ở xa màng não đi theo đường máu đến. Vị trí xuất phát thường gặp nhất là từ nhiễm trùng đường hô hấp Vi khuẩn có thể ngay sau khi định cư ở đây sẽ xâm nhập vào máu để vào màng não.

Vì vậy, khi bệnh nhân bị viêm phổi viêm phế quản (sốt, ho khó thở ), dùng nhiều kháng sinh không đỡ, bệnh cảnh diễn biến khác thường, trẻ mệt mỏi tình trạng khó thở không tương xứng với tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc… nên nghi ngờ có khả năng bị bệnh viêm màng não.

- Trước khi viêm màng não thường có giai đoạn váng khuẩn huyết (tình trạng nhiễm trùng huyết thoáng qua, vi trùng từ ổ viêm vào máu rồi định khu ở màng não), nên ở những ca bệnh nhiễm trùng thấy đột nhiên có giai đoạn ngắn sốt cao, bệnh nặng lên đột ngột rồi lui dần trở lại diễn biến ban đầu, kèm theo các dấu hiệu thần kinh bất thường thì không được chủ quan.

- Trường hợp trẻ dưới 1 tuổi có những biểu hiện lâm sàng khác với trẻ lớn, người lớn. Triệu chứng cổ điển viêm màng não của người lớn, trẻ lớn là đau đầu táo bón cứng gáy thì ở trẻ dưới 1 tuổi không có biểu hiện đó mà lại là các dấu hiệu gây tiêu chảy Nên ở trẻ nhỏ bị tiêu chảy kèm theo sốt cao, điều trị ít kết quả thì có thể trẻ đã bị viêm màng não mủ.

- Ở bệnh nhi dưới 1 tuổi thì bệnh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện bỏ bú, khóc thét, ngủ li bì, cổ không cứng mà mềm nhũn, có thể co giật suy hô hấp nhiễm khuẩn huyết Vì vậy đối với trẻ sơ sinh cần nghĩ đến viêm màng não mủ khi có các triệu chứng sốt, bú kém, nôn không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.

- Việc sử dụng kháng sinh bao vây cho các trường hợp nhiễm trùng khi chưa xác định được bệnh làm mất dấu hiệu viêm màng não (viêm màng não mất đầu). Nên những trường hợp sốt cao nhiều ngày, điều trị nhiều kháng sinh không hết sốt, tình trạng nhiễm trùng không rõ ràng cho một bệnh và thấy trẻ có triệu chứng lờ đờ nên làm chọc dịch não tủy để xác định viêm màng não mủ hoặc viêm màng não nước trong.

- viêm màng não mủ đôi khi có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn từ các ổ nhiễm trùng lân cận như viêm xoang mũi viêm tai giữa viêm xương chũm viêm mô tế bào hốc mắt hoặc viêm xương - tủy xương các xương sọ não. Nên khi bị các bệnh này khi có diễn biến bất thường, có triệu chứng thần kinh trung ương cần cảnh giác bị biến chứng viêm màng não

3. Di chứng của viêm màng não mủ

Bệnh viêm màng não mủ có tỉ lệ tử vong rất cao vì tổn thương não nặng nề, đặc biệt là tổn thương đến các vùng sinh tồn ở thân não, vì sốc nhiễm trùng huyết, rối loạn nước điện giải hoặc vì suy kiệt... Ngoài ra nếu bệnh nhân thoát khỏi tử vong thì vẫn có thể gặp các di chứng nặng nề như:

- Bại não

- Não úng thủy

- Động kinh

- Chậm phát triển tinh thần vận động hoặc đần độn

- Mù vỏ não hoặc điếc tiếp nhận

Tỉ lệ khỏi không có di chứng, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương thường ở bệnh nhân phát hiện sớm được điều trị tích cực.

4. Chăm sóc và phòng bệnh viêm màng não mủ

Bệnh nhân, nhất là bệnh nhi cần có phòng bệnh yên tĩnh, tránh ánh sáng chói.

- Khi có những dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não cần sớm đưa đi bệnh viện để được làm các xét nghiệm xác định bệnh (chọc dịch não tủy), được điều trị thích hợp kịp thời

- Cần kiên trì, điều trị tích cực đến cùng theo khả năng tốt nhất nhằm hạn chế di chứng. Không nên bi quan bỏ ngang chừng lộ trình điều trị vì lý do cho rằng nếu có khỏi cũng tàn phế là gánh nặng cho gia đình mà xin về điều trị tại nhà.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật