Viêm loét dạ dày ăn gì? Lưu ý trong điều trị viêm loét dạ dày

Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến. Việc ăn uống kiêng khem không chỉ khiến cơ thể mệt mỏisức khỏe còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ăn uống kiêng khem là nỗi khổ chung của hầu hết các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày Thấu hiểu được vấn đề này, chúng tôi hy vọng bài viết sau sẽ giúp các bạn biết được viêm loét dạ dày ăn gì cho phù hợp

Viêm loét dạ dày ăn gì?

Người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhằm hạn chế mức độ tổn thương và giúp các vết viêm loét mau chóng phục hồi nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết viêm loét dạ dày là do dư thừa acid HCl, do tình trạng ứ trệ kéo dài của dạ dày Do vậy, người bị viêm loét dạ dày nên chọn một số thực phẩm có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của acid lên dạ dày tốt, các loại thức ăn dễ tiêu hóa…



- Nhóm thực phẩm có tính hút acid: được khuyên dùng như bánh mì các loại bánh quy, bánh xốp... Ngoài ra, người bị viêm dạ dày nên ăn một số món ăn làm từ gạo nếp bột sắn, các loại khoai ninh nhừ… vì những đồ ăn này có tính bọc niêm mạc dạ dày tốt.

Nhóm thực phẩm có tính hút acid rất tốt cho người viêm loét dạ dày

Nhóm thực phẩm có tính hút acid rất tốt cho người viêm loét dạ dày

- Viêm loét dạ dày ăn gì? Đó là nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid: sữa nóng trứng hấp trứng rán tuy nhiên chỉ nên ăn trứng rán 2 đến 3 lần một tuần. Nên uống nước lọc thay vì thói quen sử dụng nước có gas.

- Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ: một hộp sữa chua một ngày vừa bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, sữa chua còn làm giảm sự phát triển cũng như sự bám dính của các loại vi khuẩn Ecoli, Yersina và đặc biệt là vi khuẩn Hp. Để tiêu hóa dễ dàng viêm loét dạ dày ăn gì, bạn nên sử dụng một số loại thịt trong chế biến món ăn hằng ngày như thịt nạc thăn, cá tim lợn, thịt ngan... đây là những thực phẩm giàu đạm nhưng là đạm dễ tiêu. Thay vì chiên rán, bạn nên hấp, luộc hoặc om như vậy dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.

- Nhóm thực phẩm giúp mau lành vết thương: ngoài nghệ vàng và mật ong đã được dân gian biết đến trong việc làm lành vết thương sát khuẩn thì bạn nên ăn nhiều rau củ tươi vì nó cung cấp lượng vitamin A, B, C dồi dào có tác dụng làm lành chỗ viêm loét nhanh chóng. Trong nhóm này nên dùng các loại họ cải như cải bắp củ cải rau cải... nên nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp. Trong nhóm này không thể thiếu tôm, tôm không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm giúp mọi vết viêm loét mau lành.

Viêm loét dạ dày ăn gì? Đó là nghệ vàng, đem đến nhiều tác dụng

Viêm loét dạ dày ăn gì? Đó là nghệ vàng, đem đến nhiều tác dụng

Người mắc chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý những gì?

Ngoài việc chú ý viêm loét dạ dày ăn gì?, người bệnh cũng nên chú ý một số nguyên tắc trong ăn uống và tạo thói quen sinh hoạt tốt nhằm giúp dạ dày nhanh chóng ổn định và phục hồi.

- Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.

- Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão... trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

- Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi căng thẳng hút thuốc lá và uống rượu như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.

- Đặc biệt chú ý: hạn chế ăn nhiều những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng và chiên rán ở nhiệt độ cao ví dụ như đùi gà rán đậu phụ mắm tôm (2 món ăn này có chất gây ung thư dạ dày).

- Chế độ ăn ngủ nghỉ cần đúng giờ, không quá áp lực công việc cũng như stress quá nhiều. Người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật