Giật mình với những tác dụng phụ của đậu xanh với cơ thể bạn

Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được dùng chế biến rất nhiều món vì nó giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Theo y học hiện đại đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao Bên cạnh thành phần chính là protid tinh bột chất béo và chất xơ đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E B1 B2, B3, B6 vitamin C, tiền vitamin k acdia folic và các khoáng tố gồm Ca, Mga, K, Na, Zn, sắt...

Những tác dụng phụ của đậu xanh thường gặp

Những tác dụng phụ của đậu xanh thường gặp

Trong đông y đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan giải độc, chữa lở loét, làm Sáng mắt nhuận họng, hạ huyết áp thích hợp với các bệnh nhân say nắng ung nhọt... Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đậu xanh cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe Dưới đây là một số tác dụng phụ của đậu xanh bạn nên chú ý.

Tác dụng phụ của đậu xanh

Tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng có tác dụng làm đẹp và chữa bệnh nhưng sẽ không tốt trong một số trường hợp sau đây:

- Những người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng... khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến các bệnh về hệ thống tiêu hoá.

- Đối với người giàtrẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu.

- Không nên ăn quá nhiều đậu xanh, nó có thể gây ra bệnh dạ dày đường ruột. Hơn nữa đậu xanh thuộc loại thức ăn lạnh, nếu ăn nhiều đỗ xanh thì bệnh sẽ dễ bị tái phát.

Ăn nhiều đậu xanh có thể gây bệnh đường ruột

Ăn nhiều đậu xanh có thể gây bệnh đường ruột

- Khi đang đói bụng bạn cũng không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày nhất là lúc dạ dày đang bị co bóp vì đói.

- Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: có bạch đới bị trướng bụng đau bụng kinh

- Đặc biệt theo lưu truyền dân gian, khi uống thuốc Đông y thì không nên ăn đỗ xanh bởi đỗ xanh được xem là một "thủ pháp" cấp cứu trúng độc.

Ăn đỗ xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật