Hướng dẫn cách điều hòa huyết áp với 8 thực phẩm quen thuộc

Chế độ dinh dưỡng hợp lý với một chút rượu, sô cô la, khoai tây... trong bữa ăn giúp giảm thiểu các biến chứng do cao huyết áp.

Theo nghiên cứu mới của Đại học Harvard (Hoa Kỳ), hơn 15% dân số Mỹ tử vong vì bệnh cao huyết áp Mặc dù không có nhiều triệu chứng, nhưng bệnh cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chết người hàng đầu cùng với bệnh đau tim đột quỵ chứng phình mạch, chứng suy giảm trí nhớ và giảm chức năng thận  

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, 28% người dân mắc bệnh huyết áp cao nhưng không phải tất cả đều biết. Nếu trong vòng 2 năm chưa đi khám, thì đã đến lúc để kiểm tra toàn diện. 

Thuốc có thể giúp giảm huyết áp nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ như chuột rút chóng mặtmất ngủ Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ giúp kiềm chế căn bệnh này.

Dưới đây là một số thực phẩm hỗ trợ toàn diện căn bệnh này!

1. Khoai tây

Theo các nhà khoa học, những loại rau quả nhiều kali có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp Nên bổ sung 2.000 - 4.000 mg kali mỗi ngày. Những loại rau củ có chứa nhiều kali bao gồm khoai lang cà chua nước cam khoai tây chuối đậu đỏ đậu hà lan dưa đỏ, dưa bở và các loại trái cây khô như mận khô và nho khô.

2. Hạn chế sử dụng muối

Những nhóm người già người gốc Phi và những người trong gia đình có tiền sử bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác nếu sử dụng quá nhiều muối. Tuy nhiên, vì không thể khẳng định ai là người dễ bị mắc bệnh huyết áp, nên mỗi người nên hạn chế lượng muối hấp thụ, theo Tiến sĩ Eva Obarzanek, chuyên gia dinh dưỡng của Viện Quốc gia về Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ. 

Vậy bao nhiêu là vừa đủ? Mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 1.500mg, bằng một nửa hàm lượng muối mà người Mỹ đang hấp thụ (một nửa thìa cà phê muối có chứa 1.200 mg natri). Cắt giảm lượng natri nghĩa là sẽ ít sử dụng muối hơn, giúp giảm 15% lượng natri trong khẩu phần ăn thông thường của người Mỹ. Obarzanek cảnh báo, nên để ý lượng natri trong thực phẩm đã chế biến. 

3. Sô cô la đen

Các loại sô cô la đen có chứa flavanol có tác dụng giúp thành mạch máu co giãn tốt hơn. Theo một nghiên cứu, huyết áp của 18% bệnh nhân ăn sô cô la đen mỗi ngày đã giảm đáng kể. Bạn nên ăn khoảng 14g mỗi ngày (hay chắc chắn loại sô cô la có chứa 70% cacao).

4. Sử dụng thực phẩm chức năng

Khi xem xét 12 nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra coenzyme Q10 có tác dụng giảm huyết áp xuống 17 mmhg/10 mmhg. Loại chất chống oxy hoá này có tác dụng làm giãn nở mạch máu nhưng cần sản sinh ra năng lượng. Hãy tư vấn bác sĩ nếu bạn sử dụng 60-100mg thực phẩm chức năng 3 lần/ngày.

5. Uống một ít rượu

Theo tổng hợp từ 15 nghiên cứu, nếu bạn uống ít rượu đi thì tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp cũng giảm. Một nghiên cứu đối với phụ nữ của Bệnh viện Phụ nữ và Boston's Brigham (Hoa Kỳ) đã tìm ra, việc uống rượu (nửa cốc mỗi ngày/phụ nữ) có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người không uống. 

Một cốc ở đây tương đương 350ml bia 145ml rượu, hoặc 45ml rượu mạnh. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc uống vừa phải, có thể là 1 cốc/ngày/phụ nữ hoặc 2 cốc/ngày/nam giới có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo Obarzanek, uống nhiều rượu đương nhiên là có hại, nhưng uống vừa đủ và thích hợp thì sẽ rất tốt cho tim mạch

6. Sử dụng ít cà phê 

Các nhà khoa học tranh cãi trong một thời gian dài về tác dụng của caffeine đối với huyết áp. Một số nói rằng không có ảnh hưởng nào, nhưng số khác từ Trung tâm Y tế - trường Đại học Duke (Hoa Kỳ) đã tìm ra, cứ 500mg caffeine, tương đương với 3 cốc cà phê lớn, sẽ làm tăng thêm 4 mmhg huyết áp, đồng thời kéo dài cho đến khi đi ngủ. 

Caffeine có thể làm tăng huyết áp do cơ chế phình và co thắt của động mạch dưới tác dụng của lực ép, theo Tiến sĩ Jim Lane, phó giáo sư nghiên cứu tại trường Duke và cũng là tác giả của nghiên cứu này. 'Dưới tác dụng của lực ép, tim buộc phải bơm nhiều máu hơn, dẫn đến áp suất trong máu tăng, nguyên nhân là do caffeine. Nếu bạn thực sự thích cà phê, hãy chọn loại không chứa caffeine', ông chia sẻ thêm.

7. Uống trà

Theo các nhà khoa học từ Đại học Tufts (Hoa Kỳ), nghiên cứu đối với những người tham gia uống 3 tách trà hoa dâm bụt mỗi ngày có thể giảm huyết áp tâm thu tới 7 điểm trong vòng 6 tuần, kết quả so sánh với việc điều trị thuốc Những người uống thuốc trấn an chỉ cải thiện được 1 điểm. Chất hytochemicals trong trà hoa dâm bụt có tác dụng giảm đáng kể huyết áp. Ngoài ra, các loại trà khác cũng mang lại tác dụng tương tự.

8. Đậu nành

Một nghiên cứu đăng trên báo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, việc thay thế lượng carbohydrate tinh chế bằng đậu nành hoặc protein sữa như bơ ít béo trong khẩu phần ăn, có thể giúp giảm huyết áp tâm thu nếu bạn đang bị huyết áp cao hoặc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật