Rau ngót, vị thuốc bổ nhưng cần lưu ý vì những tác dụng phụ

​Rau ngót là loại rau khá quen thuộc trong cơ cấu bữa ăn của người Việt. Không chỉ vậy, rau ngót chứa nhiều hợp chất quý hiếm đóng vai trò làm thuốc. Tuy nhiên, khi ăn rau ngót cần cẩn thận, nhất là với phụ nữ có thai.

Theo nghiên cứu khoa học, trong 100g rau có 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali 15,7mg sắt, 13,5mg mangan 0,45mg đồng, 23.300UI betacaroten, 85mg sinh tố C, 0,033mg B1, 0,88mg B2. Qua đây thấy rau ngót nhiều đạm chất sắt mangan và tiền sinh tố A.  

Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận

Công dụng tuyệt vời

Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bị bệnh đường huyết cao. Ngoài ra, rau ngót là một trong giới thực vật hiếm có chứa vitamin K, ăn rau có vitamin K thiên nhiên làm giảm nguy cơ gãy xươngngười già do nó bảo vệ cấu trúc khung sụn chống lại sự bào mòn...  

Theo Y Học Cổ Truyền, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm sinh cơ. Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi Cách dùng như sau:

Chữa sót nhau: hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 - 20 phút nhau sẽ ra.

Chữa chậm kinh: giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân

Chữa chậm kinh: giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân

Chữa tưa lưỡi: giã nát rau ngót tươi độ 5 - 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em chỉ hai ngày sau là bú được.

Chữa hóc: giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.

Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong

Sót rau sau đẻ: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi.   Bồi dưỡng sau đẻ: rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm trứng cáy, cá rô cá quả nhưng với thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú.

Canh giải nhiệt mùa hè: rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Phối hợp này lạnh nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.

Chữa cốt thống (nhức trong xương, không phải sưng đau khớp): nấu rau ngót với xương lợn (không dùng xương sườn lợn, theo ý người xưa có lẽ phải có ống tủy...).

Trẻ bị âm hư ra mồ hôi trộm, người luôn nóng: rau ngót 30g, rau bầu đất 30g, nấu với bầu dục lợn.

Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã với nước muối đắp.

Cẳng chân bị lở dai dẳng: rau ngót 2 phần, vôi đá 1 phần giã nhuyễn đắp ngày 1 lần.

Chảy máu cam: giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.

Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: uống nước rau ngót sống.

Rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật vi lượng đạm thực vật cao

Bà bầu cần lưu ý

Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.



Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến dễ sảy thai

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật