Levetstad 500 - Các thông tin và hướng dẫn sử dụng

Thuốc Levetstad 500 tác dụng điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vừa mới được chẩn đoán động kinh. Dưới đây là những thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.

Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Levetstad 500

1. Thành phần:

Mỗi viên nén bao phim chứa:

Levetiracetam 500mg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Levetstad 500 điều trị động kinh khởi phát cục bộ

Thuốc Levetstad 500 điều trị động kinh khởi phát cục bộ

2. Chỉ định:

- Đơn trị: Điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vừa mới được chẩn đoán động kinh.

- Điều trị phối hợp

+ Trong điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh.

+ Trong điều trị cơn động kinh rung giật cơ ở người lớn và động kinh giật cơ thiếu niên ở trẻ từ 12 tuổi trở lên.

+ Trong điều trị động kinh co cứng co giật toàn thể hóa nguyên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi bị động kinh toàn thể hóa tự phát.

3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với levetiracetam, dẫn chất khác của pyrrolidon, hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc

4. Thận trọng:

+ Ngưng thuốc: Không nên ngưng thuốc đột ngột để tránh nguy cơ gia tăng các cơn động kinh. Khi ngừng thuốc, phải giảm liều levetiracetam dần dần 1g/ngày, cách quãng 2 tuần.

+ Suy thận: Điều chỉnh liều theo chức năng thận

+ Xu hướng tự tử: Tự tử, cố gắng tự tử, hay có ý định tự tử được quan sát thấy ở những bệnh nhân sử dụng thuốc chống động kinh.

5. Tác dụng phụ:

- Rất thường gặp:

nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: viêm mũi họng.

+ Hệ thần kinh: buồn ngủ đau đầu

- Thường gặp

+ Chuyển hóa và dinh dưỡng: chán ăn

+ Tâm thần: trầm cảm hành vi thù địch/ hung hăng lo âu mất ngủ căng thẳng/ kích động.

+ Hệ thần kinh: co giật rối loạn thăng bằng choáng váng ngủ lịm, run.

+ Tai và tai trong: chóng mặt

hô hấp lồng ngực và trung thất: ho

+ Tiêu hóa: Đau bụng tiêu chảy khó tiêu buồn nôn nôn.

+ Da và mô dưới da: phát ban

+ Rối loạn chung và tình trạng tại chỗ dùng thuốc: Suy nhược/ mệt mỏi

- Ít gặp:

+ Máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu giảm bạch cầu

+ Chuyển hóa và dinh dưỡng: Sụt cân hoặc tăng cân

+ Tâm thần: Cố gắng tự tử có ý nghĩ tự tử rối loạn tâm thần hành vi bất thường, ảo giác, giận dữ, lẫn, dễ hoảng sợ/tính khí thất thường, kích động.

+ Hệ thần kinh: mất trí nhớ suy giảm trí nhớ phối hợp bất thường/mất điều hòa dị cảm rối loạn tập trung.

+ Mắt: Chứng nhìn đôi, nhìn mờ.

+ Gan mật: Thử nghiệm chức năng gan bất thường.

+ Da, mô dưới da: rụng tóc chàm, ngứa.

+ Cơ xương và mô liên kết: yếu cơ đau cơ

+ Chấn thương, nhiễm độc và các biến chứng do thủ thuật: Chấn thương.

- Hiếm gặp

+ Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm trùng.

+ Máu và hệ bạch huyết: Giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính.

+ Tâm thần: Tự tử rối loạn nhân cách suy nghĩ bất thường.

+ Hệ thần kinh: Múa giật - múa vờn, rối loạn vận động, tăng động.

+ Tiêu hóa: viêm tụy

gan mật: suy gan viêm gan

+ Da, mô dưới da: hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson hồng ban đa dạng

Viêm mũi họng là một tác dụng thường gặp

Viêm mũi họng là một tác dụng thường gặp 

6. Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng:

Levetstad 500 được dùng bằng đường uống với một lượng nước vừa đủ và có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Liều lượng:

- Đơn trị

Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên: Liều khởi đầu 250mg x 2 lần/ngày và tăng lên 500mg x 2 lần/ngày sau 2 tuần. Liều này có thể tiếp tục tăng thêm 250mg x 2 lần/ngày mỗi 2 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa 1500mg x 2 lần/ngày.

- Điều trị phối hợp

+ Người lớn (≥ 18 tuổi) và trẻ vị thành niên (12 - 17 tuổi) có cân nặng ≥ 50kg:

+ Liều khởi đầu 500mg x 2 lần/ngày. Tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp, có thể tăng lên 1500mg x 2 lần/ngày. Có thể thêm 500mg x 2 lần/ngày mỗi 2 - 4 tuần.

- Bệnh nhân ≥ 65 tuổi và bệnh nhân suy chức năng thận: Liều hằng ngày được điều chỉnh theo chức năng thận:

+ Độ thanh thải creatinin (CCL) > 80ml/phút: 500-1500mg/ ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

+ 50 < CLL < 80: 500 - 1000mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

+ 30 < CLL < 50: 250 - 750mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

+ CLL < 30: 250mg - 500mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 12 giờ.

+ Bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đang được thẩm phân: 500 - 1000mg/ngày, khoảng cách dùng giữa 2 lần là 24 giờ. Sau khi thẩm phân, liều bổ sung khuyến cáo từ 250 - 500mg.

- Bệnh nhân suy gan:

Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan từ mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với bệnh nhân suy gan nặng thì độ thanh thải creatinin có thể không đánh giá hết được mức độ suy thận Vì vậy nên giảm 50% liều duy trì hàng ngày khi độ thanh thải creatinin < 70ml/phút/1,73 m2.

7. Trình bày và hạn dùng:

+ Vỉ 10 viên. Hộp 3 vỉ.

+ Vỉ 10 viên. Hộp 6 vỉ.

+ Vỉ 10 viên. Hộp 10 vỉ.

+ Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật