Thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ an toàn hiệu quả

Thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ? Rối loạn lipid máu là từ chuyên môn trong y học dùng để chỉ tình trạng rối loạn các thành phần lipid trong máu. Trong cuộc sống đời thường chúng ta hay được nghe là máu nhiễm mỡ. Dưới đây là thuốc điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả hiện nay bạn nên tham khảo và áp dụng:

Thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Các loại renins gắn acid mật: Các thuốc cholestyramine (questran), colestipol (colestid)... không hấp thu qua ruột mà gắn với acid mật làm giảm hấp thu của chúng. Do vậy, thuốc sẽ làm tăng chuyển hóa từ cholesterol sang acid mật trong gan, làm giảm lượng dự trữ cholesterol trong gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể lipopotein tỷ trọng thấp (LDL) của gan.

Thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả?

Thuốc làm giảm LDL-C tới 30% làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) khoảng 5% nhưng làm tăng nhẹ triglycerid Do vậy thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng khi triglycerid tăng cao Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm táo bón đau bụng buồn nôn, nôn, nóng ruột...

Nicotinic acid (niacin): Đây là một loại vitamin tan trong nước, ức chế gan sản xuất ra các lipoprotein. Các thuốc này làm giảm LDL-C tới 25% và tăng HDL-C từ 15 - 35%. Liều dùng thuốc bắt đầu nên thấp, sau đó có thể tăng liều. Tác dụng phụ: cảm giác đỏ bừng da rất hay gặp (hầu như gặp ở tất cả các bệnh nhân). Có thể tránh bằng cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc uống 100mg aspirin trước mỗi lần dùng thuốc 30 phút. Các tác dụng phụ khác bao gồm mẩn ngứa buồn nôn nôn... Không được dùng thuốc nhóm này cho bệnh nhân bị gút, loét dạ dày tá tràng viêm đại tràng mạn. Với bệnh nhân đái tháo đường dùng cần thận trọng.

Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm statin): Bao gồm simvastatin (zocor), lovastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin (lipitor). Các thuốc này ức chế hoạt hóa men HMG-CoA Reductase làm giảm hoạt động tổng hợp cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hóa thụ thể LDL, do đó làm giảm LDL-C trong máu. Tuy nhiên khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp: khó tiêu ỉa chảy táo bón buồn nôn đau bụng đau đầu mất ngủ Không nên dùng statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển đau cơ viêm đa cơ Chú ý: hiện nay thuốc liprobay (cerivastatin) đã phải rút khỏi thị trường do tác dụng phụ nguy hiểm gây tiêu cơ vân khi dùng cùng với các fibrat.

Các dẫn xuất fibrat (acid fibric): Bao gồm gemfibrozil (lopid), clofibrat (lipavlon), fenofibrat (lipanthyl, tricor), bezafibrat (benzalip). Tác dụng phụ có thể gặp là sưng phù mặt đau bụng buồn nôn đau đầu mẩn ngứa...

Thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Cần kiểm tra cholesterol và triglycerid máu mỗi 3-4 tuần điều trị

Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (estrogen): Phương pháp này có thể có ích ở phụ nữ sau tuổi mãn kinhrối loạn lipid máu estrogen uống làm giảm LDL-C khoảng 15% và làm tăng HDL-C cũng khoảng 15%. Đây là thuốc nên chọn lựa đầu tiên cho điều trị phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu Tuy nhiên, thuốc này có thể làm tăng triglycerid đôi chút. Có thể dùng viên uống phối hợp với progestin cho những phụ nữ bị đau bụng kinh

Và vấn đề kết hợp thuốc

Có thể dùng hai loại thuốc ở hai nhóm khác nhau nếu thấy cần thiết. Việc kết hợp hai loại thuốc với nhau liều thấp sẽ thay thế cho việc dùng một loại với liều cao vì khó dung nạp. Trong một số trường hợp, khi tăng quá cao cholesterol máu nên kết hợp hai loại thuốc. Sự kết hợp tốt nhất là giữa statin và niacin.

Theo dõi khi dùng thuốc

Cần kiểm tra cholesterol và triglycerid máu mỗi 3-4 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng sau hai tháng điều trị, mặc dù đã dùng liều tối ưu thì nên thay bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ hai. Lưu ý là việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập phải luôn luôn được đảm bảo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật