Các phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh an toàn dành cho mọi người
Củ hành - "Dũng sĩ" diệt khuẩn có ngay trong căn bếp nhà bạn
Cách đối phó lẹo mắt ở trẻ nhỏ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Bộ Y tế đã có quy chế về sử dụng kháng sinh, song trên thực tế, nhiều người bệnh vẫn tự ý đến nhà thuốc kể bệnh để người bán thuốc chọn hộ kháng sinh về dùng mỗi khi trái gió trở trời, dùng vài ngày thấy đỡ thì thôi (nhiều trường hợp do bệnh tự khỏi chứ không phải do dùng kháng sinh).
Dùng kháng sinh không đúng: Hại gan, thận...
Dù các phương tiện truyền thông không ngừng cảnh báo việc sử dụng kháng sinh không đúng cách là mối nguy hiểm dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe nhưng xem ra tình hình lạm dụng kháng sinh vẫn rất đáng lo ngại thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra các tai biến như dị ứng (trường hợp nặng là sốc phản vệ dẫn đến tử vong); loạn khuẩn đường ruột gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa; nhiễm độc dẫn đến tình trạng phổ biến là hại gan thận; nhiễm độc chọn lọc trên từng bộ phận cơ thể như điếc (streptomycin, gentamycin); đứt gân gót chân nhóm (quinolon); suy tủy dẫn đến tử vong (chloramphenicol); viêm nhiều dây thần kinh (rimifon); hỏng men răng (tetracyclin); mất bạch cầu hạt (sulfamid)...; nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc.
Trong những tai biến do kháng sinh kể trên thì dị ứng chiếm tỉ lệ lớn nhất. Đặc biệt, cần lưu ý những trường hợp do thiếu hiểu biết, dùng kháng sinh không đúng dẫn đến những tổn thương do tác dụng phụ như: trẻ em bị hỏng men răng (răng vàng ố suốt đời) vì mẹ uống thuốc tetracyclin khi mang thai (do người mẹ thiếu hiểu biết, tự ý mua thuốc dùng hoặc bác sĩ thiếu sót, không biết người bệnh mang thai); trẻ em bị điếc do tiêm streptomycin quá liều bác sĩ quy định (do y tá thiếu trách nhiệm)...
Hiện nay, trên thị trường tân dược nước ta có tới 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau (vì vậy nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, nhiều khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không thể trả lời ngay được).
Không những thế, nhiều tên thuốc còn được gọi khác nhau, mỗi loại thuốc lại được bào chế dưới nhiều dạng như tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng như thuốc viên (viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...), thuốc nước (nhũ dịch, xi-rô, dung dịch), thuốc gói, thuốc cốm; viên đặt âm đạo; thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc mỡ tra mắt, bôi ngoài; thuốc phun sương xịt mũi... Vì vậy, các loại thuốc này phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được sử dụng.
5 điều cần lưu ý
Để bảo đảm an toàn mỗi khi phải sử dụng kháng sinh, xin nhắc lại những quy định cần thực hiện dưới đây:
1. Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách thời gian, để bảo đảm trong cơ thể lúc nào cũng có đủ nồng độ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn Ví dụ, trong đơn bác sĩ ghi uống 2 lần/ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn (một liệu trình) thường là 7 hoặc 10 ngày liền.
2. Nước uống thuốc: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hay nước trà xanh (chè tươi hoặc chè búp khô) do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn (theo công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem ở Đại học Alexandra - Ai Cập).
3. Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin norfloxacin ofloxacin (thường bác sĩ đã có ghi trong đơn thuốc).
4. Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn (trừ các loại thuốc nêu trên), cụ thể là trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ, do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường axít dịch vị
5. Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.
Cần lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia rượu (nước chứa ethanol) khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao thuốc chứa metronidazol (dạng uống, tiêm, đặt âm đạo) erythromycin tetracyclin; cephalosporin clindamycin
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:08 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:09 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:05 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:05 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:00 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:01 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:05 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:05 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:07 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:05 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023