Các vị thuốc thuốc dòng nấm phổ biến trong Đông y, các bạn tham khảo thêm nhé!

Là nấm mọc hoang trong thiên nhiên, linh chi có hàng trăm loài khác nhau, tất cả đều thuộc họ Nấm gỗ (Ganodermatraceac). Cách đây hơn 2000 năm, Linh Chi đã được ghi tên trong Thần nông bản thảo của Trung Quốc

Linh chi

Là nấm mọc hoang trong thiên nhiên, linh chi có hàng trăm loài khác nhau, tất cả đều thuộc họ Nấm gỗ (Ganodermatraceac). Cách đây hơn 2000 năm, Linh Chi đã được ghi tên trong Thần nông bản thảo của Trung Quốc và có nhiều tên gọi khác như: nấm trường thọ, thuốc thần tiên, cỏ trường sinh… 

Công dụng: Bổ dưỡng chống lão hóa ung thư suy nhược cơ thể chống tác hại của các tia xạ, chống độc virus suy nhược thần kinh stress giảm cholesterol trong máu, xơ mỡ mạch máu điều hòa và ổn định huyết áp cho người cao huyết áp hỗ trợ và tăng tác dụng các thuốc chữa tiểu đường chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Sử dụng: Có nhiều cách như sắc nước, hầm với thuốc hoặc thịt lợn thịt gà uống thuốc bào chế sẵn có linh chi… nhưng cách tốt nhất là nghiền linh chi thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 5-10g bột linh chi sắc với nước rồi ăn bã uống nước (vì hoạt chất chính ở bã).

Đông trùng hạ thảo

Là loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensic trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Tên gọi của nó xuất phát từ quan sát thực tế: Vào mùa đông thì nó giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. 

Công dụng: Đông trùng hạ thảo có tác dụng tích cực với các bệnh: rối loạn tình dục thậnliệt dương di tinh đau lưng mỏi gối ho hen, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, nó có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ.

Sử dụng: Tùy theo từng bài thuốcđông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu

Nhân sâm

Sâm là tên gọi khái quát chỉ loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Có nhiều loại sâm, trong đó nhân sâm được biết đến sớm nhất, có hình dáng hao hao giống hình người. 

Công dụng: Y học cổ truyền coi nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ, với các tác dụng: tăng lực, tăng trí nhớ bảo vệ cơ thể chống stress bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Tuy nhiên, việc sử dụng không đơn giản, cần căn cứ vào dược tính của nhân sâmcơ địa của người dùng để có liều lượng thích hợp.

Bồ công anh

Bồ công anh là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), sống một hoặc hai năm, không lông, thường mọc hoang dại ven đường, các sườn đồi nhiều nắng, ở cao độ từ thấp tới trung bình. 

Công dụng: Tại Việt Nam bồ công anh là một vị thuốc dân gian để chữa bệnh sưng vú tắc tia sữa mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày ăn uống kém tiêu.

Sử dụng: Liều dùng hàng ngày: 20 đến 40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô hay cành và lá khô.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Ngoài ra, có thể giã nát để đắp ngoài.

Tam thất

Củ tam thất mọc hoang ở rừng núi, cứng nặng đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn thì tốt, còn thịt trắng vàng là kém. Còn Tam thất trồng thì bé hơn, da nhẵn, ít đắng và kém phẩm chất. 

Công dụng: tam thất có vị đắng hơi ngọt, tính âm, nằm trong nhóm hoạt huyết hóa ứ dùng để chữa những chứng bệnh xuất huyết do huyết ứ, thủy thũng, ho ra máu…Ngoài ra, có thể dùng cho phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy người già yếu. Gần đây người ta phát hiện, tam thất còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u

Sử dụng: Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã đắp lên vết thương. Hoặc rửa kỹ, để ráo, ủ rượu cho mềm, bào phiến mỏng, sấy nhẹ cho khô đựng trong lọ kín, khi dùng hãm riêng rồi hòa vào chén thuốc đã sắc tới. Có người rửa kỹ để ráo, ủ rượu ba giờ cho mềm, thái mỏng sao qua, tán bột để dùng. Hiện nay người ta còn sử dụng tam thất trong các món ăn để tăng sự bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh.

Nhân trần

Nhân trần (còn có các tên gọi như: hoắc hương núi, chè nội) là một loài thực vật thuộc họ Mã đề. Cây sinh sống tại các khu vực ẩm ướt sườn đồi núi, bờ ruộng, bãi đất trống và có thể gieo trồng bằng hạt. 

Công dụng: Nhân trần thường dùng làm nước uống hàng ngày thay chè, vối. Ngoài ra, còn được dùng để chữa các chứng bệnh: hoàng đản, cấp tính, tiểu tiện vàng đục và ít phụ nữ sau khi đẻ ăn uống tiêu hóa kém cảm cúm ho nhức đầu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật