Thịt cóc là nguồn dinh dưỡng tử thần mà bạn cần phải biết

Ngộ độc thường xảy ra khi không loại bỏ hết da, nội tạng, khi làm độc tố dính vào thịt hay ăn cả gan và trứng cóc.

Thực tế, thịt cóc không chứa nọc độc. Độc tố bufotoxine có trong gan, trứng, da và dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai (còn gọi là nọc cóc hay nhựa cóc) mới là thành phần gây độc. Chất này rất bền với nhiệt độ nên không bị phá hủy trong quá trình chế biến. Người ta ước tính lượng bufotoxine trong 1 con cóc có thể gây chết 4-5 người khỏe mạnh.

Mất mạng vì thịt cóc

Thời gian gần đây, cóc được những người bán dạo làm thịt ngay tại nhà theo yêu cầu của người mua. Tuy nhiên, nếu thịt cóc được chế biến không cẩn thận sẽ bị ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa tiếp nhận 3 người bị ngộ độc cóc nặng, trong đó một đã tử vong Loại thực phẩm được dân gian coi là thuốc bổ này thực chất là thuốc độc rất mạnh, thường xuyên có người chết vì nó. Mỗi năm, cơ sở này tiếp nhận khoảng trên 10 vụ ngộ độc cóc, một số vụ cả mấy người trong gia đình cùng bị.

Nhập viện gần đây nhất là 3 bố con ở Hưng Nguyên, Nghệ An. Người đàn ông 39 tuổi này bắt được mấy con cóc, trong đó một con cái có trứng Anh làm thịt ăn cùng hai con nhỏ. Triệu chứng ngộ độc xuất hiện ngay cuối bữa ăn với biểu hiện chóng mặt quay cuồng đau bụng Đứa con út 4 tuổi nhanh chóng tử vong. Hai bệnh nhân còn lại được đưa đến trạm y tế địa phương rồi chuyển ra Hà Nội vào Trung tâm chống độc cấp cứu. Hiện sức khoẻ của hai cha con đã hồi phục.

Ngộ độc cóc là một loại cấp cứu nặng, nếu không xử lý kịp, bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh, thậm chí chỉ trong vòng một giờ đồng hồ. Độc tố của cóc gây rối loạn nhịp tim rất nặng, có thể dẫn đến ngừng tim và đây chính là nguyên nhân gây chết người.

Chất độc này có ở gan, trứng, ruột và nhất là trên da; trong quá trình chế biến, chúng có thể dính vào thịt và gây độc. Hầu hết người dân đều biết cóc có độc nhưng vẫn có không ít người sử dụng do chủ quan, tin vào sự cẩn thận của mình. Đó chính là lý do các ca ngộ độc cóc vẫn xuất hiện.

Theo quan niệm dân gian, thịt cóc rất bổ dưỡng, được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng chán ăn chậm lớn còi xương cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc...

Tuy nhiên, trong cơ thể cóc có chứa nhiều chất độc trong đó chất độc chủ yếu là bufotoxin. Chất này có rất nhiều trong nhựa, da, gan, trứng cóc nên khi làm thịt cóc, chỉ một lượng nhỏ bufotoxin dính vào thịt, người ăn đã có thể bị ngộ độc.

Các biểu hiện của ngộ độc cóc bao gồm khó chịu mệt mỏi đầy bụng chướng hơi buồn nôn… nhưng nguy hiểm nhất là rối loạn nhịp tim Nặng hơn nữa bệnh nhân có thể trụy mạch, tổn thương đa cơ quan và tử vong.

Ngộ độc thường xảy ra khi không loại bỏ hết da nội tạng khi làm độc tố dính vào thịt hay ăn cả gantrứng cóc. Chỉ sau 1-2 giờ sẽ có các triệu chứng ngộ độc: buồn nôn nôn đau bụng chướng bụng rối loạn nhịp tim đau đầu ảo giác, sốc, tổn thương gan, thận và sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Thịt cóc có thực sự là “thần dược” cho trẻ thiếu chất?

"Thịt cóc bổ, giàu đạm và canxi rất tốt cho những đứa trẻ còi xương suy dinh dưỡng - chị Mai Hoa, một công chức ngành bưu điện giải thích về việc dùng thịt cóc cho đứa con 1 tuổi của mình, bất chấp những nguy cơ mà chị đã biết qua sách báo. Gần 1,6 triệu đồng đã ra đi sau khi cái lồng cóc to đùng biến thành lọ ruốc nho nhỏ; còn chị Hoa phấn khởi, yên tâm vì "đã giám sát người ta làm từ đầu đến cuối, sạch sẽ lắm".

Có rất nhiều các bà mẹ đang băn khoăn về việc sử dụng thịt cóc làm thực phẩm chữa trị chứng suy dinh dưỡng  và kén ăn cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế thì chúng lại không giàu dinh dưỡng đến vậy. Thịt cóc được xem là món ăn vị thuốc tốt để chữa trị chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Vì vậy, tại một số cửa hàng, thịt cóc sau khi làm sạch hoặc ruốc làm từ thịt cóc có giá thành đặc biệt cao. Điều này khiến nhiều bà mẹ nghĩ thịt cóc rất giàu dinh dưỡng nhưng sự thật thì không phải như vậy. Thịt cóc được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm là vật liệu xây dựng các tế bào nên đặc biệt quan trọng đối với trẻ em phụ nữ mang thai

Ngoài ra, đạm còn là nguyên liệu để tạo dịch tiêu hóa các nội tiết tố protein huyết thanh, các men giúp duy trì phản ứng khác trong huyết tương dịch não tủy dịch ruột. Tuy nhiên, nếu so sánh thịt cóc với các thực phẩm giàu đạm khác thì không thấy có sự chênh lệch nhiều về hàm lượng chất đạm trong 100g thực phẩm

Tuy nhiên, mức độ bổ dưỡng của thịt cóc không đáng cho chúng ta mạo hiểm. Lượng đạm trong thịt cóc cao (khoảng 22%) nhưng cũng chỉ tương đương thịt ếch và thịt gà lượng kẽm thì không bằng các loại hải sản. Vì vậy, nếu cần bổ dưỡng thì có thể chọn các thực phẩm trên, vừa ngon, vừa an toàn, lại rẻ hơn thịt cóc nhiều lần.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện dinh dưỡng thừa nhận, thịt cóc đúng là một thực phẩm rất giàu đạm và kẽm, vì vậy có tác dụng bồi bổ sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, bà Lâm cho rằng chỉ nên sử dụng sản phẩm chế biến sẵn có cấp phép đàng hoàng (Viện Dinh dưỡng cũng có mặt hàng này), không nên tự làm hoặc mua của hàng bán rong vì không có gì đảm bảo là chất độc không bị dính sang thịt.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng thừa nhận, thịt cóc đúng là một thực phẩm rất giàu đạm và kẽm, vì vậy có tác dụng bồi bổ sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, bà Lâm cho rằng chỉ nên sử dụng sản phẩm chế biến sẵn có cấp phép đàng hoàng (Viện Dinh dưỡng cũng có mặt hàng này), không nên tự làm hoặc mua của hàng bán rong vì không có gì đảm bảo là chất độc không bị dính sang thịt.

Ăn thịt cóc thế nào cho an toàn.

Thịt cóc được sử dụng từ lâu tại Việt Nam như một món ăn bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe Nhưng đồng thời, nó cũng mang những ẩn chứa nguy cơ rất lớn, gây ngộ độc nếu người ăn sử dụng những phần chứa độc tố: Nhựa cóc ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc gan cóc và buồng trứng cóc. Vì vậy, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng:

1. Sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được cấp phép lưu hành.

2. Ăn thịt cóc cần loại bỏ cóc tía (cóc có mắt màu đỏ). Làm thịt cóc theo đúng quy trình: Cắt bỏ đầu dưới hai tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch. Chỉ lấy thịt, xương chế biến.

3. Không mạo hiểm thử nghiệm độc tố cóc có trong gan, mật, cóc sống vì bất cứ mục đích nào đó theo kinh nghiệm dân gian hay theo thông tin truyền miệng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật