Để ngày đèn đỏ không còn kinh hãi đối với chị em phụ nữ

Những ngày đèn đỏ trở thành những ngày tồi tệ nhất đối với chị em phụ nữ Bên cạnh việc trạng thái sức khỏe không tốt thì tâm lý của chị em cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Làm thế nào để ngày ấy không còn ám ảnh và cản trở công việc của bạn? Hãy cùng Suckhoe.vn tìm hiểu nhé!

- Nên chọn băng vệ sinh phù hợp và thay băng vệ sinh ‘đúng giờ’. Thời gian lý tưởng nhất để thay băng vệ sinh là sau 3-4 giờ. Hãy vệ sinh bằng nước sạch, có thể dùng loại xà bông có độ pH thấp để tránh kích ứng da Ngoài ra, khi vệ sinh, chị em nên nhớ làm vệ sinh từ trước ra sau để tránh sự lây lan của vi khuẩn từ hậu môn lên âm hộ.

- Không nên mặc quần jean hoặc quần áo bó sát mà nên lựa chọn quần áo rộng hoặc váy để vùng nhạy cảm được thoáng khí, vùng xung quanh không bị ra mồ hôi Với những bộ quần áo thoáng, rộng rãi, chị em cũng bớt nỗi lo bị ngứa và nổi mẩn.

- Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu: Đặc biệt là những thực phẩm có vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... Đây là những thực phẩm tốt cho việc giảm cơn đau bụng kinh nguyệt. Bổ sung các khoáng chất như canxi kali và magiê… cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh Bạn nên tăng cường lượng canxi và magiê trong giai đoạn trước và trong thời gian kinh nguyệt.

- Không nên ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sôcôla, trà vì những thực phẩm kích thích này có thể khiến bạn có tâm lý lo lắng, có thể góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu bia vì rượu bia có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này. Các loại thực phẩm tươi sống thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng chứng đau bụng.

- Nên giữ ấm cơ thể để thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Trong những ngày này, bạn cần tránh bị cảm và tránh những kích ứng của môi trường làm tăng cảm giác đau và khó chịu ở bụng dưới. Chị em chú ý giữ ấm gan bàn chân và phần bụng. Nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, túi ủ nóng hoặc một chai nước nóng đặt lên bụng trong ít phút. Cách này giúp giảm cơn đau đáng kể.

- Không nên rửa sâu vào âm đạonhiều phụ nữ hay có thói quen rửa sâu bên trong âm đạo vì nghĩ rằng như vậy mới sạch mà không biết rằng âm đạo có một khả năng tự làm sạch bằng chính chất xuất tiết ở niêm mạc âm đạo. Việc rửa sâu bên trong âm đạo chỉ gây ra một tác dụng ngược - phá vỡ sự cân bằng hoá học rất nhạy cảm của môi trường bên trong âm đạo, khiến âm đạo dễ nhiễm khuẩn hơn. Bơm rửa âm đạo chỉ có thể được chấp nhận trong một số trường hợp điều trị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn mãn tính nhưng cũng chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

- Không nên gội đầu: vì theo đông y đầu là điểm đầu của lục Dương, tử cung là khởi điểm của mạch, trong thời kỳ kinh nguyệt máu tuần hoàn kém, gội đầu sẽ làm cho máu tập trung ở đầu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của tử cung, làm cho huyết dịch trong tử cung không thể bài tiết thuận lợi, dễ làm cho lượng kinh nguyệt ít đi hoặc đau bụng kinh. Mặt khác, khi ‘đèn đỏ’ do lỗ chân lông và chân tóc thường giãn nở ra, nên gội đầu dễ gây rụng tóc nước có cơ hội thấm sâu vào da đầu làm chị em đau đầu da đầu cũng dễ bị kích ứng bởi hóa chất có trong dầu gội. Nếu biết trước được ngày hành kinh, có thể gội đầu trước, hoặc có gội đầu trong những ngày này nên lau và sấy khô đầu ngay sau khi gội; Chị em cũng không nên tắm ngâm mình trong ao, hồ, bồn tắm vì những ngày này, tử cung cũng ‘hở’ hơn nên tắm ngâm mình sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong. Chỉ nên xối nước từ trên xuống và rửa vùng kín để làm sạch cơ thể.

- Nên đi bộ: tham gia các vận động thể chất vừa phải khác để giúp bạn thoải mái hơn trong khi hành kinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật